Ăn Xương Rồng Có Tác Dụng Gì? Những Điều Bạn Chưa Biết

Tác dụng khi ăn xương rồng

Khi nghĩ đến xương rồng, điều đầu tiên hiện lên là loài cây có màu xanh, trên thân toàn gai nhọn, mọc hoang dại ở những vùng sa mạc? Nhưng bạn có biết chúng được con người đem về tìm hiểu, trồng làm hàng rào hoặc trang trí nhà cửa nhưng cụm từ “ăn xương rồng” khá xa lạ so với nhiều người. Vậy ăn xương rồng có tác dụng gì, đầu tiên chúng ta cũng sơ lược về loài xương rồng thú vị này.

Sơ lược về loài xương rồng

Họ xương rồng, tên khoa học là Cactaceae đa số có nguồn gốc đến từ các vùng sa mạc châu Mỹ. Xương rồng là loại thực vật mọng nước, chịu được hạn, phát triển đa dạng về hình dáng như hình cầu, hình trụ, mọc riêng lẻ hay mọc thành khóm. Trong họ xương rồng, có nhiều loài cũng cho ra hoa, hoa của nó thường có màu sặc sỡ như đỏ, cam, vàng…

Sơ lược về loài xương rồng
Sơ lược về loài xương rồng

Trên thân và lá xương rồng thường có gai sắc nhọn. Vậy nên thường người ta sẽ trồng xương rồng để làm rào chắn. Nhiều năm trở lại đây, xương rồng thường được săn đón để trưng bày hoặc trang trí trong nhà vì hình dáng nhỏ xinh, và dễ chăm dễ trồng. Đặc biệt hơn là xương rồng còn có thể làm thực phẩm vì bản thân xương rồng chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm từ xương rồng

Ăn xương rồng có tác dụng gì? Nghe khá lạ đúng không, theo thống kê từ báo Daily Mail, có hơn 350 món ăn được chế biến từ xương rồng. Con người sẽ gọt hết các gai trên lá, sau đó qua các khâu chế biến là có thể sử dụng làm thực phẩm được. 

Trên thế giới, ở Mexico và các quốc gia châu Mỹ, từ lâu các món ăn từ xương rồng rất phổ biến và được xem như là rau xanh ăn kèm. Hơn nữa, xương rồng còn được xem giống như nha đam, họ lấy chất dính nhớt trong lá để bôi lên vết bỏng, hoặc làm dịu da. Con người còn ép hoặc xay nha đam với mật ong để trị bệnh và hỗ trợ trong việc giảm cân.

thuc-pham-tu-xuong-rong
Xương rồng tai thỏ được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm

Ở Việt Nam, ít người biết đến cách chế biến món ăn từ xương rồng vì nếu làm không đúng cách, chúng sẽ có vị nhẫn nhẫn và nhựa nhiều đắng miệng. Nhưng đối với người dân là Quảng Nam, từ lâu họ đã biết chế biến xương rồng ăn trong bữa cơm hàng ngày. Và nó cũng trở thành đặc sản ở nơi đây.

Xem thêm: Xương Rồng Hamato: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Chăm Sóc

Họ chế biến lá xương rồng thành các món ăn khác nhau từ đơn giản là luộc xương rồng chấm với nước mắm, hay là nấu canh chua, xào, hay làm gỏi xương rồng…Đặc biệt hơn nữa, ăn xương rồng có tác dụng cứu đói trong những mùa mưa lũ. Nên chúng được xem là món ăn dân dã và phổ biến ở Quảng Nam. Vậy ăn xương rồng có tác dụng gì? Có thành phần dinh dưỡng ra sao mà lại trở thành “siêu thực phẩm mới”? Chúng ta hãy đến với phần tiếp theo.

Tác dụng khi ăn xương rồng

Loài xương rồng thường được con người sử dụng để làm thực phẩm là xương rồng tai thỏ và xương rồng lê gai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xương rồng có giá trị dinh dưỡng cao. Một ly nước xương rồng chỉ chưa 61 calo, ít hơn 1 gram chất béo, có 5,4 gram chất xơ và nhiều hoạt chất khác tốt cho cơ thể. Bây giờ, chúng ta cùng nhau phân tích kỹ hơn cho câu hỏi ăn xương rồng có tác dụng gì nào.

Tác dụng khi ăn xương rồng
Ăn xương rồng có nhiều tác dụng cực tốt cho cơ thể

Tác dụng chữa bệnh:

Có thể nhiều người chưa biết, ăn xương rồng rất tốt cho người bệnh. Theo các nghiên cứu cho thấy, ăn lá xương có tác dụng giảm lượng đường có trong máu. Điều này rất có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường hoặc bị béo phì . Bên cạnh đó trong lá xương rồng tai thỏ có chứa hàm lượng vitamin C cao, còn chứa nhiều chất flavonoid với 8 loại khác nhau. Vậy thế, ăn xương rồng có tác dụng chống stress oxy hóa tổng thể ở người lớn.

Trong tạp chí “Plan Food for Human Nutrition cho biết các hoạt chất trong xương rồng sẽ làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư ruột, gan, vú và tuyến tiền liệt và vẫn giúp các tế bào khỏe mạnh khác hoạt động tốt trong cùng một cơ thể.

Xương rồng có các chất chống viêm tốt cho hệ tim mạch, dạ dày, ruột, động mạch…Đồng thời còn trung hòa các hợp chất có hại cho tế bào và giảm đau, chống viêm lót, giảm sưng phù và ngăn bạch cầu di trú.

Tìm hiểu thêm: Bạn Biết Cách Chăm Sóc Xương Rồng Đuôi Chồn Đẹp Nhất Chưa?

Tốt cho sức khỏe và giảm cân:

Các nhà khoa học ở Pháp đã làm thử nghiệm cho 68 người phụ nữ ăn lá xương rồng trong 4 tuần theo chế độ dinh dưỡng, và phát hiện lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể họ giảm đáng kể. Điều này cho thấy ăn xương rồng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc các loại bệnh tim rất hiệu quả.

Tiếp đến, ăn xương rồng còn có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, xương rồng tai thỏ (Nopal) sẽ làm giảm lượng mỡ tích tụ dưới da, tăng cường khả năng giữ nước, và thúc đẩy hoạt động của ruột. Dịch cây và quả xương rồng chứa hợp chất quercetin 3-methyl, nên ăn xương rồng còn tác dụng tốt cho hệ thần kinh, nó sẽ bảo vệ các tế bào não khỏi các tổn thương từ bên ngoài và bên trong.

Hơn thế trong 1 cốc xương rồng chứa 20,9 miligam vitamin C-một trong những loại vitamin thiết yếu cho cơ thể, vì nó giúp sản xuất collagen, chất đạm tốt cho da, dây chằng trở nên khỏe mạnh. Trong quá trình giảm cân, bạn có thể thêm xương rồng vào các loại thực phẩm ăn kiêng nữa đấy. Xương rồng chứa rất ít calorie và giàu amino acid, chất khoáng và vitamin. Bạn có biết 100g xương rồng chỉ chứa 16 calorie hay không?

Phần kết

Chắc hẳn khi đọc tới đây bạn đã hiểu vì sao xương rồng càng ngày càng được ưa chuộng rồi đúng không. Xương rồng không chỉ còn được xem là cây cảnh, thực vật trang trí mà nhiều lợi ích khi chế biến thành các món ăn nữa. Ăn xương rồng có rất nhiều tác dụng tốt cho người bệnh, cho người giảm cân và góp phần phòng ngừa được các loại bệnh phổ biến hiện nay như bệnh béo phì, tiểu đường. Tóm lại, Sendakimcuong.com hi vọng qua bài viết này bạn có thêm kiến thực về loại “siêu thực phẩm” này. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi hết bài viết.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*