Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Xương Rồng Ra Hoa Cho Người Mới

Cách chăm xương rồng ra hoa

Bạn đang sở hữu một chậu xương rồng, bạn chăm kiểu nào xương rồng cũng không nở hoa. Vậy thì những kỹ thuật trong cách chăm xương rồng ra hoa trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ngay lập tức. Cùng chúng mình tìm hiểu qua nhé.

Cách chăm xương rồng ra hoa 

Cách chăm xương rồng ra hoa

Lưu ý ý đất trồng

Để xương rồng ra hoa, thì yếu tố đất trồng là một trong những yếu tố có tính quyết định đến sự phát triển của xương rồng. Nếu xương rồng phát triển, thì cây xương rồng mới nở hoa được. Vì vậy, khi chọn đất trồng xương rồng, bạn nên đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí và có khả năng thoát nước tốt nhất.

Đất trồng xương rồng có bán sẵn ở các cửa hàng cây cảnh. Nếu không thì bạn có thể mua nguyên liệu về sau đó tự mình trộn hỗn hợp thành đất trồng xương rồng. Thành phần nguyên liệu chủ yếu là: phân bò, NPK, tro, trấu hun, cát hay sỏi nhỏ, sỉ than.

Bạn có thể trộn theo công thức như sau:

  • Hỗn hợp tro trấu + xỉ than (than tổ ong sau khi đốt, đập vụn, chỉ lấy phần cục). Hỗn hợp này trộn theo tỉ lệ 1 : 1.
  • Hỗn hợp tro trấu + xỉ than + phân bò + sỏi hoặc đá vụn  với tỉ lệ 2 : 4 : 2 : 2.

Tưới nước cho xương rồng

Vì xương rồng có nguồn gốc ở vùng khắc nghiệt, nên loài cây mọng nước này có khả năng chịu khô hạn và nắng nóng cao. Nên với việc tưới nước, bạn lưu ý một số điều cơ bản như sau:

  • Loại nước: có thể tưới xương rồng bằng nước máy hay mưa. Nếu tưới bằng nước máy thì để phơi nước khoảng một ngày để nước có thể bốc hơi, loại bỏ hết chất như clo.
  • Lượng nước: Chỉ tưới một lượng vừa đủ, khoảng chừng ¾ chậu, đủ ẩm nếu quan sát thấy chậu xương rồng bị khô. Đối với những chậu xương rồng được đặt nơi thông thoáng, đón nắng trực tiếp như sân thượng hay ban công, thì chỉ tưới 2 lần/tuần. Đặt trong nhà thì tưới 1 lần/tuần. Thời điểm bạn nên tưới nước cho xương rồng là buổi sáng, chiều tối. Lúc này trời mát, cây dễ hấp thụ nước. Tránh tưới giữa trưa gay gắt.

Nhiệt độ:

Tuy là xương rồng dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt nắng nóng. Nhưng khi đem xương rồng di chuyển đến một môi trường khác, thì những tập tính có thể sẽ thay đổi theo môi trường. 

Nếu như ở vùng sa mạc, xương rồng có thể sống dưới cái thời tiết 10 – 50 độ C thì khi về Việt Nam, không thể để xương rồng ở dưới cái thời tiết như vậy được. Vì chúng dễ bị suy yếu và ngừng phát triển. Nhiệt độ thích hợp để xương rồng luôn khỏe mạnh và căng tràn sức sống là dao động từ 15 – 28 độ C.

Xem thêm: Gai Xương Rồng Có Độc Không Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Ánh sáng

Bình thường, mỗi cây xương rồng phải cần được tắm nắng từ 4 – 6 tiếng mỗi ngày, thời điểm tốt nhất là từ 6h – 11h sáng. Khi đó ánh nắng nhẹ nhàng. Tuy nhiên, vẫn có 2 trường hợp cần được lưu ý khi đem xương rồng phơi nắng:

  • Nếu xương rồng được làm chậu cảnh mini để bàn, trong nhà: thì bạn nên tắm cho xương rồng ít nhất 3 ngày/tuần. Đặc chậu xương rồng ở bệ cửa sổ, hoặc bất kỳ đâu đón được ánh nắng vào buổi sáng. Nếu phơi cây quá 6 tiếng, cây sẽ bị sốc nhiệt dẫn đến nám đen.
  • Trường hợp 2: với cây con hay hạt mới nảy mầm, khi giai đoạn này khá nhạy cảm. Vì cây con còn khá yếu nên sẽ không chịu được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Như thế, bạn chỉ nên phơi cây khoảng 1 tiếng/ngày vào buổi sáng.

Cung cấp dinh dưỡng

Cũng như bao cây trồng khác, xương rồng cũng cần được cung cấp chất dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc. Nó cũng cần chất dinh dưỡng để cây luôn khỏe mạnh, đơm hoa kết trái.

Có thể tùy vào độ tuổi trưởng thành, mà bạn cung cấp thêm chất đạm để giúp tăng trưởng thân, chất potassium để kích thích sự phát triển của hoa và trái, chất phosphorus để kích thích rễ phát triển.

Tìm hiểu thêm: Có Nên Treo Xương Rồng Trước Phòng Bà Đẻ Không

Bón phân kích thích nở hoa

Bón phân cho xương rồng ra hoa
Bón phân cho xương rồng ra hoa

Không phải cứ thích thì lúc nào cũng bón phân cho xương rồng đâu nhé. Việc này hoàn toàn phụ thuộc và đi theo từng thời kì phát triển của cây xương rồng. Thường thì sẽ phân chia thành các giai đoạn như sau:

  • Thời kì cây con: tức là thời kì xương rồng mới lên cây con, khi cây còn yếu, chưa đủ cứng cáp. Thì bạn tiến hành bón phân NPK 16 – 16 – 8 kết hợp với 20 – 20- 20.
  • Thời kì tiếp theo là thời kì tăng trưởng: trong thời kì này bạn nên bón phân bón để giúp cây phát triển tốt như NPK 18 – 19 – 30, 20- 30 – 20.
  • Khi đến thời kì ra hoa, cây xương rồng đến mùa sinh sản thì sử dụng NPK 6 – 30 – 30.
  • Nếu muốn xương rồng ra hoa đúng thời kì hoặc sớm hơn, bạn dùng NPK 10 – 60 – 10. Không bón loại này trong giai đoạn cây ra nụ.

Áp dụng liều lượng sau:

  • Nếu để tưới: dùng 1 – 1,5g pha chung với 1 – 1,2l nước, tưới 10 – 15 ngày/lần.
  • Nếu không dùng nước, bạn có thể sử dụng loại đất trồng có sẵn phân hữu cơ trong đó để trồng xương rồng.

Cách chăm xương rồng ra hoa thật không hề quá khó, cho dù bạn là người mới bắt đầu. Theo sendakimcuong tuy nhiên, hãy kiên nhẫn, chờ đợi, đặc biệt là phải nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng ra hoa. Khi xương rồng nở hoa, bạn sẽ không thấy lãng phí công sức và thời gian bấy lâu.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*