Cây Bần Trái Và Những Công Dụng Thú Vị Về Loài Cây Này

Cây bần
Cây bần

Cây bần chua là loại thực vật sinh trưởng ở những khu vực khí hậu nhiệt đới có rừng ngập mặn. Chính vì thế mà chúng đã trở nên quá quen thuộc và gần gũi với những người con của miền tây nước ta. Thứ cây, thứ quả quen thuộc, chất phác “chua mà ngon” như chính những con người nơi đây. 

Cây bần trái có vị chua đặc trưng và hãy cùng tìm hiểu xem những công dụng thú vị hay ho khác của chúng ngay dưới đây nhé. Nhiều công dụng sẽ làm bạn cực kì bất ngờ đấy. 

Cây bần trái có vị chua và những công dụng thú vị
Cây bần trái có vị chua và những công dụng thú vị

Sơ lược về cây bần 

Cây bần có xuất xứ từ các nước Châu Phi, Châu Đại Dương và ngày nay thấy nhiều ở khu vực các rừng ngập mặn ở châu Á. Tên khoa học của cây bần là Sonneratia caseolaris. Cây bần hay còn được gọi với cái tên cây bần chua, bần sẻ không còn xa lạ gì trong dược liệu y học cũng như các món canh miền tây Việt Nam. Chúng đi vào thơ ca, là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc: 

“ Thò tay hái trái bần chua

Nhớ bông điên điển nhớ mùa cá linh

Nhớ bông súng nổi dập dình

Nhớ mùi mắm sặc nhớ mình…tình ơi!”

Đặc điểm hình thái 

Cây bần chua là loại thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình từ 10 đến 15m, cây mọc hoang còn có thể cao đến 25m. Thân gỗ nhưng không quá to mà cành cao khẳng khiu, gỗ cây bần không bền cũng không cứng nên không được trưng dụng làm đồ mĩ nghệ hay bàn ghế,…Tuy nhiên, gỗ bần “ăn” lửa nên làm nhiên liệu đốt cũng rất tốt. 

Rễ cây có thể mọc trong đầm lầy, bùn mặn mà không bị hẩm mà chết; ngược lại còn là điều kiện lý tưởng để cây phát huy được sức sống bền bỉ của mình. Chính vì thế, chúng là loài cây thân thuộc với các người nông dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nước ta – nơi có diện tích đất nhiễm mặn cao. Cũng giống như cây đước, cây bần được trồng còn để giữ đất, ngăn biển lấn tại khu vực này. 

Lá cây bần chua có độ giòn, dạng lá oval thuôn dài. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, cánh hoa màu trắng và dài. Đài hoa ôm ấp có màu hồng tím phía trong và xanh bên ngoài nhìn khá giống đài của hoa hồng. Cây bần trái có vị chua, quả non mọng và cứng. Khi chín sẽ mềm, có độ to khoảng 5 đến 8cm, nhiều hạt dẹt trong quả. 

Quả và hoa cây bần trái có vị chua đang căng mọng
Quả và hoa cây bần trái có vị chua đang căng mọng

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Như đã nói bên trên, cây bần thích hợp trồng trong khu vực nhiệt đới có đất ngập mặn. Ở miền Bắc nước ta thường thấy cây bần ở khu vực bãi bồi, cửa sông đoạn từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh, Nghệ An. Trong miền Nam thì được trồng nhiều với số lượng lớn tại đồng bằng sông Cửu Long. 

>>> Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoàng Lan Mới Nhất

Công dụng của cây bần 

Cây bần tuy không được nhiều người trồng tại nhà mà thường được trồng thành bãi bên sông, màu sắc không đặc biệt nhưng lại có nhiều công dụng “thần kì”. 

Về công dụng cảnh quan và giá trị kinh tế

Cây bần được các nhà khoa học khẳng định chúng có khả năng giữ đất, chống ngập mặn tiến sâu. Cải tạo đất chua, tạo ra nhiều khí tốt cho môi trường sống. Cung cấp một lượng độ ẩm đáng kể cho môi trường. Cây bần trái có vị chua và thân gỗ còn mang lại giá trị kinh tế cho bà con nơi đây. Có thể dùng để bán gỗ đun, gia vị và hoàn toàn có thể xuất khẩu nếu được quan tâm đúng mức. 

Về công dụng trong y học 

Trái bần có vị chua và chát nhẹ nhưng có khả năng làm tiêu viêm, giải độc, giảm cơn sưng đau do bong gân và lợi tiểu. Cung cấp lượng vitamin C cho cơ thể, lá cây bần chua có tác dụng cầm máu và chữa bí tiểu. Bạn có thể làm giảm cơn sưng do bong gân bằng cách đập nát quả bần, lá, ít cơm trộn lẫn và đắp vào chỗ sưng ngày thay 2 đến 3 lần. 

Ngoài ra, cây bần còn ức chế enzyme acetylcholinesterase – enzyme làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, vị thuốc này có tác dụng ngăn chặn phát triển bệnh Alzheimer (một chứng bệnh xảy ra do thoái hóa thần kinh). Chứng Alzheimer thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, gây nên hội chứng “hoàng hôn” – tức gây lú lẫn và hay quên. 

Song song với đó, chiết xuất từ cây bần chua còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm lão hoá đối với chị em phụ nữ. Chiết xuất từ quả bần chua còn ức chế các tế bào gây hại cho gan, thận và vú. Từ đó có thêm đặc tính làm giảm thiểu đi khả năng bị ung thư vú cả phụ nữ lẫn nam giới. 

Ở Malaysia người ta còn trái bần chua để trị giun sán ở trẻ, các bệnh ký sinh trùng trong nội tạng, bệnh đậu mùa và thiếu máu hay tiểu cầu thấp. Tuy nhiên khi sử dụng bạn nên chú ý đến liều lượng và cách dùng để tránh bị đau dạ dày. 

Về các món ăn 

Lợi dụng tính lành và vị chua có trong trái bần mà người dân sử dụng chúng như một nguyên liệu gia vị tăng kích thích vị giác. Ở miền tây người ta thường xuyên sử dụng trái bần trong các món ăn như: canh chua, canh rau muống, tăng độ ngon trong các món bún cuốn,…Chúng còn xuất hiện trong các món gỏi cá sặc, thịt heo chấm mắm. 

Trái có vị chua của cây bần góp mặt trong các món ăn ngon
Trái có vị chua của cây bần góp mặt trong các món ăn ngon

Kết luận 

Cây bần trái có vị chua và những công dụng rất bổ ích và thú vị mà chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng có ích đối với bạn. Cây bần vừa đem lại giá trị môi trường, kinh tế lại còn có ý nghĩa trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*