Cây Duối – Loài Cây Đa Năng Mang Trong Mình Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh

Các bộ phận được dùng làm thuốc của cây duối

Cây duối là loài cây vô cùng quen thuộc mọc rất nhiều ở vùng đồi núi. Chúng không còn quá xa lạ gì đối với cuộc sống của con người. Cây duối rất được yêu thích trồng trong sân vườn bởi những ý nghĩa sâu sắc bên trong nó và vô vàn tác dụng đối với sức khỏe và đời sống con người.

Cây duối là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của cây duối

Nguồn gốc

Cây duối hay còn có tên gọi khác là cây Ruối, Duối nhám,Duối nhái,… Tên khoa học là Streblus asper Lour., thuộc họ Dâu tằm. Cây duối phân bố ở nhiều nước như Ấn Độ, Myanmar, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. 

Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng đồi, vùng núi và thường được trồng làm hàng rào ở khắp mọi nơi. Cây duối thường được trồng bằng cách gieo hạt hoặc bằng cành.

Cây nhỏ, cao từ 4 đến 6m. 

Đặc điểm

Thân và cành khúc khuỷu. Rễ cây là loại rễ cọc, to và ăn sâu vào lòng đất, nhờ đặc điểm này mà cây duối có thể lấy được nước và chất dinh dưỡng từ sâu trong lòng đất. Lá mọc so le, phiến lá có hình trứng, rộng khoảng 15 – 35mm và dài từ 2.5 – 7cm, mặt lá không có lông, nhám, cứng và có răng cưa ở mép. 

Hoa cái và hoa đực mọc khác gốc, hoa cái mọc đơn lẻ ở trên 1 cuống, trong khi đó hoa đực mọc tập trung ở đầu cuống của các cành ngắn, mỗi cụm hoa đực gồm 10 đến 12 hoa. Hoa đực có hình tròn và rộng khoảng 4  -7 mm, có màu vàng lục và có cuống ngắn. 

Cụm hoa cái chỉ có 1 hoa. Quả duối có dạng hình trứng và lớn khoảng 8 – 10 mm, to bằng hạt tiêu,  sắc vàng nhạt có vỏ mềm và có nhiều thịt. Khi chín thì có vị ngọt

Hình ảnh cây duối xanh tươi với những quả màu vàng
Hình ảnh cây duối xanh tươi với những quả màu vàng

Xem thêm: 4 Loại Cây Tùng Để Bàn Làm Việc Thu Hút Tài Lộc Cho Gia Chủ

Cách trồng và chăm sóc cây duối để cây phát triển tốt nhất

Việc trồng cây duối cũng rất đơn giản. Có hai cách trồng cơ bản là gieo hạt và giâm cành. Hãy cùng đọc phần dưới để  tìm hiểu thêm về cách trồng nhé.

Phương pháp trồng

Như những thông tin trên của bài viết, cây duối có hai cách trồng là gieo hạt và giâm cành. Nhưng để tiết kiệm công sức để chăm sóc cũng như thời gian để đạt được thành quả thì bạn nên chọn phương pháp giâm cành. 

Lựa chọn một cành cây khỏe mạnh từ cây mẹ, cành cây không cần quá to nhưng phải khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Sau đó cạo một ít vỏ cho mủ chảy ra bớt rồi cắm vào bầu đất đã chuẩn bị. Tưới nước đều đặn và chăm sóc thường xuyên thì cây sẽ sớm ra rễ trong một vài tuần.

Chuẩn bị đất trồng

Cây duối ưa thích được trồng trong loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, nhiều mùn và có độ thông thoáng cao. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị những loại đất trên để cây có thể phát triển tốt nhất bạn nhé! Ngoài ra bạn có thể thêm phân hữu cơ hoặc xơ dừa, vỏ trấu để cải thiện thêm chất lượng của đất trồng.

Cây duối ưa nước ở mức trung bình, bạn chỉ cần duy trì tưới cây đều đặn 3-4 lần trên một tuần là đủ. Vào mùa khô khi nhiệt độ tăng cao bạn có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho cây để đảm bảo đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết cho cây phát triển.

Hình ảnh cây duối lâu năm trong tự nhiên
Hình ảnh cây duối lâu năm trong tự nhiên

Tham khảo: https://sendakimcuong.net/cay-nhat-mat-huong/

Thành phần hóa học và công dụng của cây duối

Cây duối là vị thuốc Nam quý, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng và cầm máu. Thảo dược này thường được tận dụng để điều trị các bệnh ở đường tiết niệu (tiểu đục, tiểu ra máu, khó tiểu), tiêu chảy, đầy trướng bụng, nhức đầu và mụn nhọt sưng đau.

Thành phần hóa học

Trong mủ có nhựa và một ít cao su. Trong mủ đông đặc, tỷ lệ nhựa là 76%, cao su là 23%. Nhựa có tác dụng làm đông mủ. Vỏ rễ chứa nhiều loại glycosid tim như kamloside, asperoside, strebloside, indroside, cannodimemoside, strophalloside,… Glycosid tim là một nhóm hoạt chất từ thực vật, có tác dụng lên hệ tim mạch, có thể dùng để sản xuất thuốc.

Các bộ phận được dùng làm thuốc của cây duối

  • Lá: chữa trâu bò đau bụng ỉa chảy và xoa bóp chữa bại liệt, ngoài ra nó còn được dùng để chữa nắng nóng. Lá sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ. Lá non giã đắp trị vết thương chảy máu (thêm ít vôi tôi).
  • Nhựa mủ dùng dán hai bên thái dương chữa nhức đầu, cũng dùng chữa nhọt lở ngoài da.
  • Vỏ dùng chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi tiêu chảy, lỵ, phong thấp đau nhức, đắp bó chữa gãy xương. 
  • Cành và rễ thái mỏng sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa bụng trướng. Vỏ rễ chữa tiểu đục, bí tiểu. Liều dùng 12 tới 20g dưới dạng thuốc sắc để uống và ngậm.
Các bộ phận được dùng làm thuốc của cây duối
Các bộ phận được dùng làm thuốc của cây duối

Xem thêm bài viết: https://sendakimcuong.net/cay-lan-y/

Ý nghĩa của cây duối trong phong thuỷ

Cây duối là loài cây thân gỗ sống lâu năm với con người. Rất nhiều hộ gia đình trồng cây này trong vườn nhà với mong muốn đem lại nguồn phong thủy dồi dào. Cây giúp mang lại may mắn, xua đuổi tà ma, xui xẻo trong nhà của bạn. Từ đó giúp cho mọi thành viên trong gia đình được bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều thuận lợi và thành công.

Kết bài

Cây duối – một loài cây có công dụng chữa nhiều bệnh cũng như cải thiện phong thủy môi trường sống xung quanh. Bạn có thể trồng cây này trong vườn nhà để mang lại may mắn cho bản thân và gia đình. Với bài viết này Sen Đá Kim Cương mong rằng đã cung cấp thêm thông tin cũng như giải đáp thắc mắc của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*