Đặc Điểm Cây Ngân Hạnh Và Những Thông Tin Thú Vị

Quả ngân hạn khi chín vàng ruộm

Cây ngân hạnh là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong những năm gần đây trở nên nổi tiếng trong cộng đồng yêu cây. Thế còn bạn, bạn đã biết gì về cây ngân hạnh chưa? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết này để hiểu qua về những thông tin thú vị. 

Đặc điểm và ý nghĩa của cây ngân hạnh 

Cây ngân hạnh hay còn được biết đến với cái tên khác như cây bạch quả, bắt mắt và thu hút ánh nhìn bởi sắc vàng rực rỡ của lá khi đến mùa. Nếu đã từng xem những bộ phim Trung Quốc hay Hàn Quốc, chắc chắn đã ít nhất một lần bạn đã nhìn thấy cây này. 

Đặc điểm cây ngân hạnh và những thông tin thú vị về ngân hạnh
Đặc điểm cây ngân hạnh và những thông tin thú vị về ngân hạnh

Đặc điểm thân, lá, hoa và quả 

Cây phát triển trong tự nhiên sẽ có nhiều chiều cao ấn tượng từ 20 đến 25m, thậm chí bên Trung Quốc có nhiều cây đại thụ đến cả hơn 50m. Cây sống lâu năm, vừa được dùng để trang trí, bóng mát và thảo dược. Nổi bật là những tầng lá vàng óng ánh khi vào mùa thay lá, nhưng khi mới mọc chúng có màu xanh ngọc. 

Hoa cây ngân hạnh mọc theo chùm dài, cánh hoa nhỏ xinh tương đương với cánh lá, mang màu sắc vàng trắng thanh tao yêu kiều.

Quả ngân hạnh nhìn giống quả mận Việt Nam nhưng khi chín có sắc vàng đồng điệu với lá và hoa. Nhiều người nhận xét, quả cây ngân hạnh có mùi rất ghê khi giẫm phải. Vào mùa chúng rụng la liệt dưới đất, nếu không may đạp trúng sẽ thấy rất “thúi”. Nhưng khi chế biến thành món ăn lại đặc biệt thơm ngon khó cưỡng.

Đặc điểm sinh sống

Cây ngân hạnh ưa sáng chịu ẩm kém và sống phù hợp với thời tiết lạnh. Vùng thích hợp trồng cây này nhất ở Việt Nam là các vùng đồi núi cao như Sapa, Mộc Châu,…

Cây có khả năng chống chịu hạn và sâu bệnh ký sinh trên thân cây. 

Ý nghĩa của cây ngân hạnh

Cây có màu tiêu điểm và sắc vàng tuyền và tuổi thọ lâu đời nên chúng mang ý nghĩa cầu tài lộc và trường thọ cho gia chủ. Trong văn hoá Nhật Bản, cây ngân hạnh biểu trưng cho ý chí kiên cường bền vững đến cùng như chính tinh thần samurai lâu đời của họ. 

Bên cạnh đó, màu vàng nhẹ nhàng trong nắng cũng mặc cho nó một ý nghĩa về sự an nhàn, một bắt đầu mới tốt đẹp hơn. Trong quan niệm phong thuỷ những người mệnh Kim và Thuỷ nên trồng cây này để được phù trợ, sự nghiệp và tình duyên thăng hoa. 

Ý nghĩa của cây ngân hạnh
Ý nghĩa của cây ngân hạnh

Xem thêm: Cây Trắc Bách Diệp – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Mẫu Cây Đẹp

Tác dụng nổi bật của cây ngân hạnh 

Vì là một loại thực vật có thân gỗ và sống lâu năm, tán lại rộng nên thường được trồng làm cảnh quan đô thị. Từng dãy ngân hạnh chạy dài khi đổi sắc lá sẽ làm nên con đường lá vàng lay động lòng người, thu hút lượt check-in vô kể. Trên thực tế, ở Trung Quốc không chỉ các khu vực công cộng mới trồng mà họ còn trồng ngay tại khuôn viên nhà mình nữa. 

Ở nhiều nơi, cây còn được trồng trong chốn thờ tự, khuôn viên trường học, nơi công viên, bệnh viện. Ngoài hoa và lá đẹp quả ngân hạnh còn được ưa dùng trong văn hoá ẩm thực nhiều quốc gia. Quả khi rụng “bốc mùi” nhưng khi chế biến thành món ăn lại đặc biệt thơm và bổ.

Các công dụng nổi bật của quả ngân hạnh là dùng nấu chè – thức ăn đường phố nổi tiếng ở Trung Quốc và Nam Korea. Cháo nấu từ quả ngân hạnh cũng chứa nhiều dinh dưỡng, bùi bùi và bổ gan. Riêng tại Nhật, người ta dùng hạt ngân hạnh vào món chawanmushi hoặc sấy khô bán trong hộp. 

Chè ngân hạnh thơm và lành
Chè ngân hạnh thơm và lành

Xem thêm: Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Đa Búp Đỏ Mới Nhất

Một số lưu ý khi chăm sóc cây ngân hạnh

Ở Việt Nam điều kiện khí hậu ở vùng đồng bằng không quá ủng hộ cho việc trồng cây ngân hạnh. Tuy nhiên nếu vẫn có hứng thú muốn trồng bạn có thể mua dạng cây bonsai đã được trồng sẵn và phun thuốc đầy đủ. sendakimcuong.net khuyên Khi chăm bạn nên tưới cây với tần suất chỉ 2 lần 1 tuần và đừng để cây bị chiếu nắng nóng cả ngày. 

Quả ngân hạn khi chín vàng ruộm
Quả ngân hạn khi chín vàng ruộm

Để cây được sinh trưởng và sắc lá được tươi tắn hơn, bạn tiến hành bón các loại phân như NPK hay phân bón hữu cơ mật độ 3.5 tháng/lần. Quả ngân hạnh đạt tầm thu hoạch vào cuối tháng 9 đến hết tháng 10. Sau khi thu hoạch bạn nên cắt tỉa bớt những cành vượt và có các thuốc chuyên dụng cho cây. 

Đặc biệt, nếu trồng dạng ngân hạnh bonsai thì bạn nên để ý độ ẩm của đất, đừng để cây bị úng rễ làm chết cây. Hoặc có thể bị các bệnh đốm thân, lúc ấy cây sẽ rất khó để sinh trưởng tốt trở lại được. Để kích thích cây ra những cành và nhánh mới, cắt bỏ những cành yểu và bón thêm phân nước cho cây bạn nhé. 

Kết luận

Cây ngân hạnh với những đặc điểm và ý nghĩa mà sendakimcuong.net cung cấp như vậy thật quá làm hài lòng những người yêu cây. Với nhiều tác dụng từ làm bóng mát, thịnh vượng trong phong thuỷ đến các món ăn ngon và bổ dưỡng nên lọt được mắt xanh của nhiều người. Tại Việt Nam bạn vẫn có thể trồng ngân hạnh và hãy chăm sóc cây trồng này chu đáo nhé. 

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*