Cây Vạn Tuế – Đặc Điểm, Công Dụng, Ý Nghĩa Và Bí Mật Chưa Hé Lộ

Ý nghĩa của cây vạn tuế

cây vạn tuế là một loài cây phong thủy, vạn tuế được được rất nhiều gia chủ ưa thích và được trồng phổ biến ở nhiều nơi bởi vì ý nghĩa tốt đẹp của nó. Mặc dù vậy, rất ít người biết về những bí ẩn đằng sau loài cây này, về đặc điểm, hay cách trồng và chăm sóc cây. Và bài viết này sẽ bật mí những bí mật đó giúp bạn có những chậu cây tuyệt đẹp cho ngôi nhà của mình.

Đặc điểm của cây vạn tuế

Cây vạn tuế là một loại cây có nguồn gốc từ miền Nam của Nhật Bản, có những cái tên rất đặc biệt, ngoài cái tên vạn tuế, nó còn được gọi là cây chuối chịu lửa hay là cây đuôi phượng. Tên khoa học của chúng là Cycas revolute thuộc họ Cycadaceae. Một lý do khiến chúng được trồng ở nhiều nơi như khuôn viên, khu đô thị,.. vì đây là loại cây ưa sáng và có khả năng chịu được hạn hán.

Cây vạn tuế trong giai đoạn phát triển bình thường
Cây vạn tuế trong giai đoạn phát triển bình thường
  • Thân vạn tuế cao từ 2 – 4m, có dạng hình trụ, thân cây xù xì và có màu vàng nhạt, chia ít nhánh.
  • Lá cây có màu xanh đậm, cứng và nhẵn, mọc ở xung quanh đỉnh, dạng hình lông chim. Khi chạm vào lá cây cần cẩn thận vì lá cây rất cứng, đâm vào tay sẽ để lại vết thương.
  • Hoa được mọc trên đỉnh cây, có màu hung vàng, mép chia thành nhiều dải dẹp, dài từ 25 – 30 cm, rộng tầm 5 cm
  • Quả của loài cây này gần giống với quả cau cảnh, có hình cầu, có vỏ mềm, bên trong có hạt cứng.
  • Cây vạn tuế có tuổi thọ cao, nhưng thường sinh trưởng chậm.

Ngoài ra vì có nhiều nét tương đồng nên cây vạn tuế thường bị nhầm với cây thiên tuế. Phần thân của cây thiên tuế có nhiều mắt gai nhọn, màu vàng nhạt, ở giữa thân hoặc từ gốc có các cây con mọc ra.

Công dụng của cây vạn tuế

Vạn tuế tuy có hình dáng đồ sộ, góc cạnh nhưng lại được sử dụng khá phổ biến trong việc trang trí, điển hình là cắm hoa. Lá cây có hình dáng đẹp và dễ uốn, tạo nên điểm nhấn cho lọ hoa của bạn. Cũng nhờ vậy mà hiện nay việc kinh doanh từ trồng cây vạn tuế đang khá phát triển. 

Cây vạn tuế được dùng để trang trí
Cây vạn tuế được dùng để trang trí

Bên cạnh đó, đây cũng như là một loại thuốc Đông Y, hạt, lá, rễ cây đều có thể làm thể làm thuốc. Vạn tuế có các công dụng như giải độc, giảm huyết áp, bổ thận,… tuy nhiên cần phải rửa sạch và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ vì nó vẫn ít nhiều có độc tố bên trong.

Xem thêm: Cây Hoàng Nam: Ý Nghĩa, Công Dụng Loài Cây Kiêu Hãnh Và Trang Nghiêm

Ý nghĩa của cây vạn tuế 

Mỗi một loại cây đều có một ý nghĩa riêng biệt, tạo nên sức hút của nó, và vạn tuế là một loại cây khiến cho nhiều người yêu thích bởi chính ý nghĩa của nó.

Trong phong thủy có bộ tam cây phong thủy là phúc (Cây sanh), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế) với ý nghĩa là mang lại sự bình an, hạnh phúc, lộc đến đầy nhà cho gia chủ. Và ở đây cây vạn tuế cũng mang ý nghĩa như vậy, cây càng to lớn thì càng may mắn và hưng thịnh.

Ý nghĩa của cây vạn tuế
Ý nghĩa của cây vạn tuế

Ngoài ra, loài cây này còn biểu tượng cho sự kiên trì, bất khuất vì vạn tuế có hình dáng uy nghi và sức sống vô cùng mãnh liệt. Người ta trồng loài cây này với mong muốn sẽ luôn cố gắng để đạt được thành công trong cuộc sống. 

Vạn tuế thường được chọn làm quà tặng cho người lớn tuổi hay được tặng trong các buổi lễ mừng thọ vì nó biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, cho sự trường thọ. Đặc biệt, cây vạn tuế phù hợp với tất cả mọi người, không kiêng kỵ với bất kỳ tuổi hay bản mệnh nào, trồng loài cây này còn để cải thiện nguồn năng lượng và mang lại nhiều may mắn. 

Tìm hiểu thêm: https://sendakimcuong.net/cay-cam-nhung/

Cách trồng và chăm sóc cây vạn tuế

Đây là một loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên để cây được phát triển một cách tốt nhất thì cần lưu ý một số điều sau:

Cách trồng cây vạn tuế

Đất trồng: để cây phát triển tốt nhất thì nên trồng cây ở đất có thành phần cơ giới hơi nặng hay là đất có nhiều dinh dưỡng.

Thời gian trồng cây tốt nhất là khoảng vụ xuân (tháng 3 – tháng 4) hoặc vụ thu (tháng 8 – tháng 9). Thời tiết lúc này ôn hòa,  không quá nóng hay lạnh, phù hợp cho quá trình kích thích mọc rễ của cây. Khám phá thêm tại Sendakimcuong.com

Cách chăm sóc cây vạn tuế

Chăm sóc loài cây này rất nhàn, không cần quá cầu kì, vì vậy mà nó được trồng phổ biến ở các khu đô thị hay nơi công cộng. Tuy nhiên, cần quan sát định kỳ và chăm sóc đúng cách để cây sinh trưởng ổn định và không bị sâu bệnh.

Ở giai đoạn mới trồng cần thường xuyên tưới nước, khoảng 2-3 ngày/ lần để kích thích rễ mọc. Còn sau khi cây đã lớn thì chỉ cần tưới 3-7 ngày/lần. Bên cạnh đó cần cắt tỉa các tán lá cây để cây nhận được nhiều ánh sáng vì đây là một loại cây ưa sáng.

Cây non cần được tưới nước thường xuyên
Cây non cần được tưới nước thường xuyên

Trong quá trình cây phát triển thì vẫn có khả năng cây bị nhiễm bệnh như bị sâu, rệp,… và để xử lý những bệnh trên thì nên sử dụng các loại thuốc chuyên dụng như Dichlorophos 0.1%, Rogor, Monocrotophos để diệt trừ sâu bệnh cho cây kịp thời.

Phần kết

Cây vạn tuế là một loài cây rất phổ biến hiện nay, dễ trồng dễ chăm sóc và mang những ý nghĩa đặc biệt. Tuy nhiên những điều này lại ít người biết đến, chính vì thế hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho ai quan tâm đến loài cây này.

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*