Hướng Dẫn Cách Tưới Cây Xương Rồng “Chuẩn Không Cần Chỉnh”

cách tưới cây xương rồng ngoài trời khác xương rồng trong nhà

Cách tưới cây xương rồng đúng cách, sẽ giúp cho xương rồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp cho quá trình ra hoa được sớm và đẹp hơn. Hãy cùng nhặt ngay hướng dẫn cách tưới cây xương rồng “chuẩn” trong bài viết dưới đây.

Cách tưới cây xương rồng trong nhà và ngoài trời

Dựa vào sở thích, cũng như ý nghĩa phong thủy mà bạn có thể lựa chọn vị trí đặt xương rồng khác nhau. Từng vị trí đặt xương rồng lại sẽ có tiêu chuẩn về ánh sáng, lượng nước,…khác nhau. Chính vì vậy, cho dù bạn đặt xương rồng ở trong nhà, hay ở ngoài trời thì cách tưới cây xương rồng cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Vì trong nhà sẽ nhận được lượng ánh nắng ít, mà ngoài trời lại nhận một lượng ánh nắng nhiều. Chính thế, mà lượng nước cần cung cấp cho xương rồng cũng không giống nhau.

Nếu xương rồng trong nhà, ban công, cửa sổ, văn phòng, thì không cần quá nhiều nước, trung bình chỉ tươi khoảng 1 lần/tuần.

 Ngược lại những cây ngoài trời như ở sân thượng, ban công  lại cần phải được cung cấp nước đầy đủ. Có khi là thường xuyên nếu thấy đất trong chậu xương rồng bị khô nứt. Trung bình khoảng 2 đến 3 lần/tuần.

Lưu ý mỗi khi tưới, phải quan sát kĩ nếu thấy đất trong chậu khô hẳn thì hãy tưới. Và tưới thì chỉ tưới một lượng nước vừa đủ để ngấm thôi nhé. Đây mới chính là cách tưới cây đúng chuẩn dành riêng cho xương rồng.

cách tưới cây xương rồng ngoài trời khác xương rồng trong nhà
cách tưới cây xương rồng ngoài trời khác xương rồng trong nhà

Cách tưới cây xương rồng theo mùa

Hầu hết xương rồng thường sinh trưởng và phát triển nhất là vào mùa ấm (Xuân – Hè). Vì vậy, đây chính là thời điểm tốt để bạn cung cấp nước nhất định. Nhằm đẩy nhanh cơ hội phát triển cho xương rồng.

Trái lại với Xuân – Hè, thì vào mùa Thu – Đông, xương rồng thường sẽ không cần nhiều nước. Vì lúc này, nhiệt độ không cao, nắng không quá gay gắt, cây xương rồng vẫn giữ được độ ẩm lâu dài. Nên bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên trong thời gian này.

cách tưới cây xương rồng khác nhau theo mùa
cách tưới cây xương rồng khác nhau theo mùa

Cách tưới cây xương rồng theo từng loại cây

Với sự đa dạng về chủng loại, kích thước, màu sắc, đặc tính nên xương rồng cũng sẽ có những nhu cầu về nước khác nhau. Có loại thì cần nhiều nước, nhưng cũng có loại không đòi hỏi nước quá nhiều.

Loại xương rồng cần được tưới nhiều nước thường là những loại xương rồng lớn, khổng lồ. Còn loại xương rồng không cần nước nhiều là những loại xương rồng có lá mỏng.

cách tưới cây xương rồng theo từng loại cây

Cách tưới cây xương rồng khi mới được thay chậu

Có hay không phải tưới nước cho cây xương rồng khi mới thay chậu? 

Câu trả lời dành cho bạn đó chính là không nên tưới nước ngay sau khi vừa thay chậu.

Tuy việc thay chậu thường xuyên sẽ giúp cho xương rồng phát triển tốt hơn. Tăng không gian để xương rồng có thể tăng trưởng, vươn lên cao đón ánh sáng.

Nhưng cũng chính lúc này, rễ cây còn khá mong manh. Tốt nhất là không nên tưới, tránh cho việc rễ không hấp thụ nước không kịp, ngợp nước mà bị thối. 

Xem thêm:

Một số chú ý trong cách tưới cây xương rồng

Trong quá trình tưới cây xương rồng, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Trước khi muốn tưới nước cho xương rồng, bạn cần phải kiểm tra xem tình trạng đất như thế nào. Hãy sử dụng ngón tay, hoặc nếu có máy để xác định độ ẩm của đất. Nếu đất khô nứt thì chứng tỏ cần tưới nước ngay lập tức.
  • Thời gian tưới nước tốt nhất là buổi sáng.
  • Đối với những chậu xương rồng nhỏ, bạn cần phải tưới nước thường xuyên. Những chậu xương rồng lớn thì không cần tưới thường xuyên.
  • Đặc biệt, nếu bạn đang trồng cây xương rồng non. Bạn cần phải cung cấp nhiều nước. Để hỗ trợ nhiều trong sự phát triển của cây. 
  • Những cây xương rồng trong nhà, khi tưới nước, bạn nên sử dụng nước mưa. Vì nước mưa có chứa một lượng khoáng chất đủ để một cây xương rồng cần. Loại nước khác có thể sẽ chứa nhiều khoáng chất, điều này gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
  • Khi mua xương rồng về, thay chậu, phải sau 3 ngày mới tưới được nước.
  • Vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ở ngoài dưới mưa quá lâu. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến xương rồng bị úng rễ dẫn đến chết cây.
  • Nếu có thể, hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon. Điều kiện hơn thì có thể xây nhà kính.
  • Vị trí tốt nhất có thể để là ban công, nơi có thể hứng nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa an toàn.

Hãy nhớ thật kỹ cách tưới cây xương rồng được khuyến cáo. Vì yếu tố nước là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây. Ngoài ra, bạn cần phải quan sát đến xương rồng, chú ý đến thời tiết, ánh sáng, độ ẩm, để có thể chọn ra cách tưới cây xương rồng phù hợp.

Tham khảo thêm: https://sendakimcuong.net/huong-dan-3-cach-nhan-giong-cay-xuong-rong/

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*