Bật Mí Lý Do Tại Sao Cây Xương Rồng Sống Được Trên Sa Mạc?

tại sao cây xương rồng sống được trên sa mạc

Mang trong mình kích thước nhỏ nhắn, chẳng hiểu tại sao cây xương rồng sống được trên sa mạc. Đó có phải chăng vì sức sống của xương rồng quá mãnh liệt, hay chúng sở hữu những đặc điểm phù hợp với sa mạc nhỉ. Đáp án chỉ có trong bài viết dưới đây.

Sa mạc có đặc điểm gì?

Sa mạc là vùng lãnh thổ điển hình cho chính môi trường khô cằn, nơi mà chỉ có cát, nắng và gió. Hầu như không có được một giọt nước mưa nào. Ban ngày sa mạc thường có nhiệt độ tới 80 độ C, nhưng đến ban đêm, nhiệt độ lại giảm xuống chỉ còn -30 độ C. Nơi đây thường có lượng bức xạ vô cùng lớn.

sa mạc mang thời tiết khô cằn
sa mạc mang thời tiết khô cằn

Sa mạc chỉ nhận được một ít lượng nước mưa, thường là ít hơn 25cm mỗi năm. Và đôi khi nó còn không đạt được.

Đất ở sa mạc thường rất khô, gồm có cát. Chính vì vậy sẽ chẳng có chút dinh dưỡng nào cho cây trồng ở đây. Cũng chẳng có nguồn thức ăn nào dồi dào cho các loài động vật. Điều này làm cho sự phát triển của thảm thực vật, cũng như động vật gặp khó khăn. 

Nơi mà chỉ cần bạn đi lạc vào, không bị choáng bởi cái nắng chói chang, thì cũng bị ngất bởi khô họng, không có nước uống. Ấy thế nhưng, ở sa mạc chúng ta vẫn thường hay thấy một số thảm thực vật, động vật, bò sát,…vẫn có thể sinh sống và phát triển tốt đấy chứ nhỉ.

Đó chính là vì, chúng sở hữu những đặc điểm có thể thích ứng được với môi trường ở sa mạc, mà không có loài nào có.

Tại sao cây xương rồng sống được trên sa mạc?

Loài cây xanh sống được ở sa mạc, điển hình phải kể đến đó chính là cây xương rồng. Vậy tại sao cây xương rồng sống được trên sa mạc?

Nguyên nhân là bởi vì xương rồng có những đặc điểm mà chỉ có loài sống ở sa mạc mới có:

  • Cây xương rồng là loài cây không có lá, mà thay vào đó chúng mọc ra những chiếc gai nhọn đâm tứ phía. Chính những chiếc gai này giúp cho xương rồng hạn chế sự thoát hơi nước nhanh chóng. Kéo dài được thời gian sinh trưởng, phát triển tốt.
  • Cây xương rồng thuộc loại mọng nước, nên thân thường mọng nước, Chúng dùng để tích trữ nước. Cung cấp cho toàn bộ cây trong những ngày khô hạn không nước.
  • Rễ cây xương rồng đâm sâu và lan rộng vào lòng đất. Việc này giúp cho chúng tìm ra được nhiều nguồn nước ẩn sâu bên trong đất.
  • Thân cây ngoài trữ nước, mà chúng còn nhờ màu vào xanh của mình để giúp lá cây quang hợp một cách dễ dàng và nhanh chóng.
tại sao cây xương rồng sống được trên sa mạc

Những loài xương rồng sống trên sa mạc

Tuy xương rồng có đa dạng loài, nhưng không hẳn loài xương rồng nào cũng có thể sống trên sa mạc. Tại sao cây xương rồng sống được trên sa mạc, những loại xương rồng đó là những loại nào. 

Xương rồng Saguaro

Xương rồng Saguaro là một loại xương rồng có nguồn gốc từ sa mạc Sonoran, một sa mạc thuộc bang Arizona. Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy ở vùng đông nam bang California.

Loại xương rồng này có thân cao, dày và mềm. Cũng giống như nhiều loài xương rồng khác, chúng không có lá, chỉ có gai. Một đặc điểm mà giúp cho loài xương rồng Saguaro này có thể sống được ở sa mạc đó chính là sở hữu những chiếc gai nhọn và thân cây to. Với mục đích làm giảm khả năng mất nước và tích trữ nước trong thân cây tốt hơn.

xuong-rong-saguara-song-tren-sa-mac

Xương rồng lê gai

Khác với xương rồng Saguaro, xương rồng lê gai được tìm thấy ở những vùng hoang mạc miền Tây Nam của nước Mỹ, một số được tìm thấy ở miền Bắc Mexico. Nó còn được gọi với cái tên Prickly Pear Cactus.

Loài xương rồng lê gai này cũng có ở Việt Nam, nhưng lại có cách gọi dân dã hơn như là xương rồng tai thỏ hay xương rồng Nopal.

Cũng giống với loại xương rồng Saguaro, xương rồng lê gai không có lá, chúng chỉ có gai. Đặc điểm mà loài thực vật nào sống ở sa mạc cũng cần phải có.

Loài xương rồng này thường cao khoảng 40 – 50 cm, có cây lớn đạt khoảng 1m hoặc hơn. Chúng thường mọc thành nhóm. Xương rồng lê gai vừa dễ trồng, mà lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.

Xương rồng lê gai sống được trên sa mạc

Xương rồng móc câu

Xương rồng móc câu không chỉ xuất hiện ở các vùng sa mạc, mà chúng còn xuất hiện ở các sườn đồi, vùng đất đá ở California, vùng Nam Mỹ, Mexico.

Nếu xương rồng lê gai có hình bản dẹp, thì xương rồng móc cầu lại có dạng hình cầu. Khi lớn thì biến đổi sang hình trụ. Ở chúng cũng sở hữu những chiếc gai nhọn và dài, có thể giúp chúng sống sót trong môi trường sa mạc.

Xương rồng móc câu sống được trên sa mạc

Xương rồng Aster

Một trong số những loài xương rồng sống được trên sa mạc phải kể đến đó chính là xương rồng Aster. Chúng sống chủ yếu ở sa mạc Chihuahuan ở miền Bắc và Trung Mexico, miền Nam Texas của Mỹ.

Tuy xương rồng Aster không có gai, thân cây hình dẹt, nhưng chúng vẫn có khả năng sống cực kỳ tốt trong khí hậu của sa mạc.

Xương rồng Aster sống được trên sa mạc

Trên đây chính là những lý giải tại sao cây xương rồng sống được trên sa mạc. Nhìn chung tất cả các loài xương rồng sống trên sa mạc thường có lá tiêu biến thành gai, thân cây có rãnh. Với mục đích hạn chế mất nước và dự trữ nước cho cây phát triển. 

Khám phá thêm: https://sendakimcuong.net/tac-hai-cua-cay-xuong-rong/

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*