Giải Thích Tại Sao Xương Rồng Có Gai Mà Không Có Lá

tại sao cây xương rồng có gai

Tại sao xương rồng có gai? Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xương rồng có gai thực chất là do những chiếc lá của chúng đã tiêu biến thành. Như bạn thấy đấy, xương rồng hầu như không có lá, nhưng loài nào cũng phải có gai. Việc tiêu biến này nhằm mục đích giúp chúng có thể thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt cùng sendakimcuong tìm hiểu nhé.

Tại sao xương rồng có gai

Trước tiên nếu muốn biết câu trả lời, chúng ta cần phải tìm hiểu về loài xương rồng này trước đã nhé.

Tìm hiểu về xương rồng

Xương rồng là một loài cây mọng nước cũng giống như sen đá. Chúng có tên tiếng anh là Cactus, một trong những loài thực vật có từ rất lâu đời.

Xương rồng được tìm thấy ở những nơi khô hạn, nắng và gió, nhiều nhất là ở các sa mạc và hoang mạc. Một số thì được tìm thấy ở ven đồi núi. 

Xương rồng có thân màu xanh, bao phủ xung quanh là những lớp gai nhọn. Có loài còn sở hữu lớp lông tơ vô cùng mỏng.

tại sao cây xương rồng có gai
Tại sao xương rồng có gai

Tuy sa mạc là những vùng khắc nghiệt, khô cằn, lượng mưa khá thấp, thế nhưng xương rồng vẫn có thể phát triển tốt, mà còn cao lớn đến bất ngờ. Chắc hẳn chúng phải có đặc điểm nào đó mới có thể giúp cây thích ứng tốt đến như vậy. 

Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, chính những chiếc gai có hình dáng nhọn kia là vũ khí để xương rồng có thể sống tại đây. 

Xem thêm: https://sendakimcuong.net/xuong-rong-an-duoc-khong/

Gai xương rồng hạn chế được sự thoát hơi nước

Trong môi trường sa mạc, tất cả các loài động thực vật, nếu muốn sống được, chúng buộc phải biến đổi mình để có thể thích nghi với môi trường ít nước này. Mục đích đầu tiên đó chính là giảm sự thoát hơi nước.

Mà đối với những cây bình thường, thì lá cây chính là bộ phận quan trọng trong quá trình hấp thu và điều tiết hơi nước cho cây.

Ở môi trường sa mạc, khí hậu khô và nóng, nếu xương rồng vẫn giữ những chiếc lá thì quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra nhanh chóng. Khi đó, việc sinh sống trên sa mạc quả là vấn đề khó khăn. Chính vì vậy, xương rồng buộc phải tiêu biến trở thành những chiếc gai nhỏ. Những chiếc gai nhỏ này sẽ giúp hạn chế việc thoát hơi nước, chúng mới có thể tồn tại lâu dài tại môi trường này.

Trong môi trường sa mạc, tất cả các loài động thực vật, nếu muốn sống được, chúng buộc phải biến đổi mình để có thể thích nghi với môi trường ít nước này. Mục đích đầu tiên đó chính là giảm sự thoát hơi nước.
Gai xương rồng hạn chế được sự thoát hơi nước

Gai xương rồng giúp hấp thụ nước

Để hấp thụ nước trên sa mạc, xương rồng không chỉ dựa vào bộ rễ đâm sâu vào lòng đất thôi đâu. Mà chúng còn phải nhờ vào những chiếc gai đấy nhé. Những chiếc gai này có khả năng hấp thụ lượng nước ít ỏi từ những hạt sương. Tuy lượng nước nhỏ bé thế thôi, cũng đủ cho xương rồng rất nhiều.

Gai xương rồng giúp hấp thụ nước

Gai xương rồng tăng khả năng phòng vệ

Ngoài khả năng hấp thụ và hạn chế khả năng thoát nước cho cây, gai xương rồng còn trở thành vũ khí sắc bén để bảo vệ chính nó.

Bạn có biết, bên trong thân xương rồng, có chứa rất là nhiều nước. Mà ở sa mạc thì tất cả loài động vật đều rất cần nước. Chúng có thể ăn bất cứ thứ gì để bổ sung nước kịp thời. Và xương rồng cũng là một trong những mục tiêu mà chúng hướng tới.

Nếu không nhờ những chiếc gai nhọn bên ngoài, xương rồng đã có thể trở thành món ăn ngon cho các loài đói khát rồi.

Gai xương rồng tăng khả năng phòng vệ

Khám phám: https://sendakimcuong.net/cac-loai-sen-da-ua-nuoc/

Gai xương rồng giúp cây sinh tồn

Cũng nhờ vào những chiếc gai, mà xương rồng con khi rời khỏi thân mẹ, chúng có thể bám vào gốc cây mẹ. Việc này giúp chúng có thể sinh tồn tiếp tục, mà không bị những cơn gió cát cuốn trôi.

Gai xương rồng giúp cây sinh tồn

Tại sao xương rồng có gai không có lá mà vẫn quang hợp được

Tuy xương rồng không có lá, nhưng ở xương rồng vẫn diễn ra quá trình quang hợp. Thay bằng lá, xương rồng quang hợp là nhờ vào tế bào chân gai và mô thân cây. 

Chính vì thân và gai của chúng có màu xanh, nên đây cũng có thể chính là yếu tố giúp cho xương rồng có thể quang hợp. Ngay cả khi không có chiếc lá nào.

Vào ban đêm các lỗ hổng ở chân các gai xương rồng và ở mô trên ngọn cây được mở ra, nước trong sương khi rơi xuống sẽ được hấp thụ vào trong và được vận chuyển lên các cơ quả của cây. Các cơ quan lại thực hiện nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho cây dần dần mỗi khi chúng cần.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*