Hướng dẫn trồng xương rồng con tách từ cây mẹ siêu chi tiết

Trồng xương rồng con tách từ cây mẹ là gì?

Trồng xương rồng con tách từ cây mẹ là một trong những cách để nhân giống xương rồng hiện nay. Cách nhân giống cây xương rồng này tuy có đơn giản, nhưng cũng có nhiều điều cần chú ý. Vậy cách trồng chi tiết như thế nào thì mời bạn cùng theo dõi.

Trồng xương rồng con tách từ cây mẹ là gì?

Với cây sen đá thì người ta nhân giống bằng lá, bằng hạt. Còn với xương rồng, nếu không có lá thì người ta sẽ nhân giống bằng cách nào. 

Xương rồng không có lá, chỉ có gai và nhánh. Vì thế, nếu muốn nhân giống xương rồng thì một là chỉ dùng hạt, hai là chỉ có thể tách trực tiếp nhánh của cây mẹ để nhân giống mà thôi.

Trồng xương rồng con tách từ cây mẹ đó chính là phương pháp sử dụng kĩ thuật tách nhánh từ cây mẹ để trồng cây con mới. Cách này áp dụng với các loại xương rồng có nhánh là chủ yếu.

Trồng xương rồng con tách từ cây mẹ là gì?

Cần chuẩn bị những gì để trồng xương rồng con con tách từ cây mẹ:

Trước khi trồng xương rồng con tách từ cây mẹ, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

  • Chọn nhánh xương rồng con từ cây mẹ.
  • Chọn đất trồng: đất trồng xương rồng con cũng phải là đất đạt chuẩn, dành riêng để trồng xương rồng. Có độ thoát nước tốt.
  • Chọn chậu trồng xương rồng con : loại chậu có khả năng thoát nước cao, những chậu có lỗ thoát nước ở dưới đấy là đạt yêu cầu. Kích thước chậu bằng 2 lần kích thước cây. Một số loại chậu bạn có thể sử dụng là chậu đất sét, chậu nhựa, tùy vào từng loại cây nặng nhẹ mà bạn chọn chậu cho phù hợp.
trồng xương rồng con tách từ cây mẹ

Tham khảo thêm: Bật mí cách trồng hạt sen đá như thế nào cho hiệu quả nhất

Cách trồng xương rồng con tách từ cây mẹ

Bước 1: Chọn và cắt cành tươi tốt từ cây xương rồng khỏe mạnh

Trồng xương rồng con tách từ cây mẹ, bạn phải đặc biệt chú ý khâu chọn nhánh từ cây mẹ. Chọn nhánh con mọc ra từ cây mẹ phải đảm bảo khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sự héo úa, thâm đen. Nhánh mập mạp, tươi xanh là tốt nhất.

Khi chọn được nhánh rồi thì nhẹ tay cắt rời nhánh cây khỏi cây mẹ. Nếu xương rồng không có nhánh, bạn có thể mua cây xương rồng ở các vườn ươm, các trung tâm làm vườn đều được.

Bước 2: Chờ cho vết cắt lành hẳn

Cắt nhánh xong, bạn đặt nhánh cây vừa cắt lên bệ cửa sổ, nơi được ánh nắng mặt trời chiếu vào. Chờ khoảng 2 – 3 ngày, khi thấy vết cắt của nhánh se lại thành vết chai là được.

Tuyệt đối, không nên vừa cắt xong mang đi trồng ngay, vì thế như thế vết cắt chưa lành, nhánh cây khả năng sẽ bị thối và không thể trồng được.

Bước 3: Chọn chậu trồng cây:

Bước này bạn cần chọn chậu có lỗ thoát nước tốt, thì cây mới dễ sống, tránh ứ nước gây tình trạng thối rễ.

Bước 4: Đổ đất trồng vào chậu:

Bạn đã nắm chắc những yêu cầu của đất dành cho để trồng xương rồng hay chưa. Sau khi chọn được đất phù hợp cho xương rồng con, bạn tiến hành đổ đất vào trong chậu. Nếu muốn tăng độ thoát nước, bạn có thể trộn 2 phần đất trồng xương rồng với 1 phần đá nham thạch hoặc đá trân châu.

Lưu ý là đất nên khô, nếu chọn đất ướt, trồng xương rồng con tách từ cây mẹ sẽ dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn gây hại.

Bước 5: Trồng các nhánh cây được chọn vào đất

Khi đã đổ đất xong vào chậu, bạn đặt các nhánh vào trong đất. Chú ý là đặt mặt cắt của các cành hoặc lá xương rồng vào đất trồng.

Cắm cành cây đến độ sâu vừa đủ để cành đứng vững. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng đặt xuống và ấn đất xung quanh gốc cây cho thật chặt.

Bước 6: Phun sương vào đất

Cây xương rồng tuy rằng ưa đất khô, tuy nhiên, bạn cũng cần phải cung cấp nước nhé. Chỉ cần làm đủ ẩm cho cây là được. Khâu phun sương vào đất này, bạn nên thực hiện trước khi cây đâm rễ và mọc chồi mới.

Bước 7: Đặc xương rồng ở vị trí có ánh sáng

Đối với trồng cây xương rồng con tách từ cây mẹ, những nhánh mới trồng sẽ nhạy cảm hơn,  dễ bị hư tổn. Vì thế, bạn chỉ cần đem xương rồng ra phơi nắng nhẹ, vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Ánh sáng gián tiếp cũng được. Để những nhánh mới này trong 1 – 2 tháng dưới ánh nắng nhẹ cho đến khi chồi mới xuất hiện.

Vị trí đặt có thể là bệ cửa sổ, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, đặc biệt không nên để dưới nắng gắt.

Cách trồng xương rồng con tách từ cây mẹ

Cùng tìm hiểu: Top 3 Tiểu Cảnh Sen Đá Mini Được Ưa Chuộng Hiện Nay

Cách chăm sóc sau khi trồng xương rồng con tách từ cây mẹ

Ánh sáng

Nếu sau khi cây mới đã mọc lên và cứng cáp, bạn cần đem ra phơi nắng cho cây mỗi ngày. Hãy quan sát kỹ màu sắc của xương rồng để chuẩn đoán xem liệu cây thiếu ánh sáng hay không.

Xương rồng nếu ngả vàng, bạc màu hoặc chuyển màu cam thì đồng nghĩa với việc bạn phơi nắng chúng quá nhiều. Bạn nên chuyển cây đến vị trí hạn chế nắng hơn.

Vị trí thích hợp: cửa sổ hướng nam hoặc hướng đông. Cửa sổ nhà bếp và nhà tắm có vẻ là sẽ thích hợp nhất.

Nước

Quá trình cung cấp nước cho xương rồng đòi hỏi bạn cũng phải thật cẩn thận. 

Trồng xương rồng con tách từ cây mẹ có thể sẽ chết nếu bạn tưới quá nhiều nước cho nó một ngày. Nhưng nó lại cũng cần phải được tưới hàng tuần trong suất thời kỳ tăng trưởng.

Giai đoạn cần được cung cấp nước đầy đủ đó là giai đoạn tăng trưởng từ mùa xuân đến mùa thu. Nếu thấy đất khô, bạn nên tưới cho đất đạt độ ẩm rồi thôi.

Nếu đất còn ẩm thì không cần phải tưới thêm nước cho xương rồng nữa.

Chất dinh dưỡng

Thật ra, chất dinh dưỡng không là yếu tố quá cần thiết, nếu bạn không có điều kiện.

Nhưng có điều kiện thì tốt nhất vẫn là nên cung cấp chất dinh dưỡng, cụ thể là phân bón đều đặn cho cây xương rồng trong các mùa xuân, hè và thu nhé.

Chất dinh dưỡng – phân bón có thể hòa với nước vào những lần tưới nước cho cây cũng được. Chỉ cần cân đối 10 – 10 – 10. Nhớ là chỉ cần pha loãng bằng ¼ so với nồng độ trên bao bì ghi.

Tăng cường lưu thông không khí

Theo sendakimcuong.net có thể tăng cường lưu thông không khí trong nhà bằng cách sử dụng quạt trần, mở các khe thông gió và các cửa sổ nếu thời tiết có chút ấm áp.

Việc này giúp cho cây xương rồng phát triển tốt khi ở trong môi trường trong lành và ít gió.

Xoay chậu cây thường xuyên

Thông thường, cây trồng sẽ có xu hướng ở những nơi được ánh sáng chiếu vào thường sẽ phát triển hơn. Cây xương rồng cũng không ngoại lệ. Khi trồng xương rồng con tách từ cây mẹ, bạn cần phải xoay chậu thường xuyên, để giúp cây có thể phát triển cân đối, tránh tình trạng cây phát triển không đều, méo mó. Chu kỳ xoay chậu thường là ¼ mỗi tháng.

Thay chậu cho cây hàng năm

Đây cũng là một trong những công việc cần phải làm sau khi trồng cây xương rồng con tách từ cây mẹ. Điều này là cần thiết, để cây có môi trường tốt hơn, môi trường cũ có đất lâu, sẽ sản sinh ra nhiều sinh vật có hại. Thay chậu cho cây hàng năm là việc cần làm.

Bạn chỉ cần chọn chậu, rộng hơn chậu cũ, đổ đất vào. Dùng tay giữ xung quanh gốc cây và lật ngược chậu để lấy cây ra. Vỗ nhẹ rễ loại bỏ đất cũ, tỉa rễ chết hoặc khô. Sau đó, đặt cây vào chậu mới, ấn đất xung quanh là xong rồi.

Phương pháp trồng xương rồng con tách từ mẹ là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất trong nhân giống xương rồng. Bạn chỉ cần nắm một số kỹ thuật cơ bản là có thể dễ dàng sở hữu ngay một chậu xương rồng mới mà không cần tốn chi phí. https://sendakimcuong.net/ Chúc bạn trồng xương rồng con tách từ mẹ thành công nhé.

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*