Xương Rồng Bị Bệnh Là Gì? Các Bệnh Thường Gặp – Triệu Chứng Và Xử Lý

Xương rồng bị bệnh là gì?

Nếu thấy xương rồng bị bạc màu, khô héo,…thì chắc rằng xương rồng của bạn đã bị bệnh. Còn xương rồng bị bệnh là gì? Thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Một khi biết rõ được xương rồng bị bệnh gì, bạn mới có thể tìm ra cách giải quyết, đảm bảo rằng quá trình phát triển của xương rồng luôn ổn định.

Xương rồng bị bệnh là gì?

Nếu trong quá trình trồng và chăm sóc xương rồng, bạn quan sát thấy xương rồng bị bạc màu, khô héo, lá cây hoặc cành cây rũ xuống. Thì có thể là do nguyên nhân nào đó gây ra.

Xương rồng bị bệnh là gì?

Trong một số trường hợp, có thể là do các yếu tố như nước, đất, ánh sáng, chất dinh dưỡng,…Nếu nghi ngờ do các yếu tố này gây ra, bạn có thể bổ sung các yếu tố cải thiện. Nhưng nếu chẳng may xương rồng bị bệnh mà không phải do những yếu tố kể trên. Thì xương rồng có thể đã bị mắc một số bệnh lý phổ biến ở xương rồng.

Cho dù là xương rồng bị bệnh gì đi nữa, thì bạn cũng cần phải có biện pháp chăm sóc khẩn cấp. Xương rồng bị bệnh có thể sẽ khiến cho quá trình sinh trưởng và phát triển bị chậm, kém, có khi là không thể tiếp diễn. Chúng có thể dần dần héo khô và chết do một số loại vi khuẩn nấm gây ra.

Xem thêm: https://sendakimcuong.net/qua-xuong-rong-an-duoc-khong/

Xương rồng bị bệnh – Các bệnh lý thường gặp: Triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng, xử lý

Ngoài các yếu tố môi trường, có thể gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến xương rồng. Vẫn còn yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình sinh sôi và phát triển của xương rồng đáng kể đến, đó chính là một số mệnh lí của xương rồng gây ra.

Hãy cùng tham khảo xem xương rồng hay bị bệnh gì trong phần dưới đây.

Bệnh thối gốc

Bệnh thối gốc ở xương rồng là loại bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với tất cả các loại xương rồng hiện nay.

  • Với triệu chứng: ở xưởng rồng bạn sẽ thấy xuất hiện trên gốc hoặc các vết thương trong quá trình chiết ghép cành. Những đốm thối chứa nhiều màu xám hoặc có thể là nâu đen. Các chấm mốc màu đỏ tím hoặc màu trắng ở những nơi tiếp giáp phần bệnh và phần khỏe. Đến khi chúng đã lan rộng tới xung quanh thân, thì cây sẽ có khả năng bị khô và chết.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh thối gốc: Xương rồng bị bệnh thối gốc cây là bởi nấm lưỡi liền. Mà loại nấm này xuất hiện là do quá trình bón phân chưa hoai, côn trùng gây hại hoặc chiết ghép để lại vết thương. Đây đều là điều kiện để nấm có cơ hội tốt phát triển. Nhiệt độ càng cao thì xương rồng bị càng nặng.
  • Cách phong trừ:
  • Để phòng trừ bệnh thối gốc, trước khi trồng bạn phải chọn loại đất và phân hoai không nấm bệnh. Nếu đất đó bị nhiễm bệnh thì cần phải tiến hành khử trùng bằng Fornamlin. Và phải đất bay hết thuốc mới được đem trồng.
  • Trước khi chiết ghép, công cụ phải được khử trùng bằng cồn 70 độ.
  • Trong quá trình chăm sóc, nếu phát hiện cây bị bệnh cần phải nhổ bỏ, khử trùng đất lại.
  • Phun thuốc định kỳ bằng Daconil 0.1%.
Bệnh thối gốc ở xương rồng
Bệnh thối gốc ở xương rồng

Bệnh đốm than

Bệnh đốm than hay còn gọi là bệnh thán thư. Đây cũng là một trong số loại bệnh phổ biến ở xương rồng. Chúng có thể làm cho xương rồng bị chết khô.

  • Triệu chứng: nếu quan sát thấy xương rồng của bạn có nhiều đốm nước màu nâu nhạt. Trên đốm xuất hiện những chấm đen (quả nấm) lồi lên. Xương rồng bị bệnh gì? Đích thị xương rồng của bạn đã bị bệnh đốm than rồi đó.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh có thể kể đến: loại nấm đĩa gai, thuộc lớp bào tử xoang, bộ bào tử đĩa đen gây ra. Loại đĩa bào tử nhỏ này, có lông cứng mọc rải rác, bào tử đơn bào không màu hình bầu dục dài. Bạn sẽ thấy bệnh này xuất hiện vào đầu mùa hà, đầu mùa đông.
  • Cách phòng trừ:
  • Để phòng trừ bệnh đốm than, bạn cần hạn chế việc tưới nước quá nhiều. Bên cạnh đó cũng cần chú ý để xương rồng nơi thoáng gió, hưởng nhiều nắng càng tốt.
  • Trong trường hợp cây đã bị bệnh, bạn cần khẩn trương phun thuốc, loại Boocdo 1% hoặc Daconil 0,1 % hoặc có thể Topsin 0,1 %. Trực tiếp phun vài lần, cứ cách nhau 7-10 ngày. Đảm bảo sẽ diệt sạch.
bệnh đốm than ở xương rồng
bệnh đốm than ở xương rồng

Tuyến trùng hại xương rồng

Riêng loại bệnh tuyến trùng hại xương rồng này, thì bạn chỉ bắt gặp nó xuất hiện trên xương rồng 6 cạnh là nhiều.

  • Với triệu chứng: 

Rễ chính và rễ bên có nhiều u bướu nhỏ. Lúc đầu trông nhẵn về sau thì thô dần. Nếu cắt những chiếc u bướu ra, bạn sẽ thấy những hạt nhỏ màu trắng. cái này chính là tuyến trùng cái. Loại bệnh này có thể làm cho cây bị chết khô.

  • Nguyên nhân gây ra bệnh: bệnh được gây ra là bởi từ tuyến trùng Meloigogyne incognita chitwood.
  • Cách phòng trừ:
  • Khi đã xác định xương rồng mắc bệnh tuyến trùng thì bạn cần nhổ bỏ cây bị bệnh, đem đi đốt.
  • Khử đất bằng Nemagin 2 % với lượng 3ml/m2.
  • Sau khi khử đậy đất bằng nilon, để như vậy trong 15 ngày.
  • Trường hợp bệnh nhẹ, có thể dùng Furadan bón vào gốc 5-10g.
  • Trộn vỏ trứng với đất cũng có thể hạn chế tuyến trùng hiệu quả.
Bệnh tuyến trùng ở cây xương rồng
Bệnh tuyến trùng ở cây xương rồng

Rệp sáp

Xương rồng bị bệnh là gì? Đó chính là xương rồng bị mắc rệp sáp. Loại rệp thuộc bộ cánh đều. Chúng thường dùng miệng chích hút nhựa cây xương rồng, từ đó dẫn đến cây bị yếu. Mỗi năm, khoảng thời gian rệp sáp hoạt động mạnh là từ tháng 5 đến tháng 7 và tháng 10.

  • Cách phòng trừ: 
  • Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng chải sạch những loại rệp ra khỏi cây.
  • Trong thời kỳ rệp nở thì dùng thuốc DDVP 0,1 % hoặc pha lưu huỳnh + vôi + Malathion hoặc Sumithion để diệt hiệu quả.

Trên đây là tất tần tật những loại bệnh mà xương rồng có thể sẽ mắc phải. Đến đây rồi, bạn cũng biết xương rồng bị bệnh là gì rồi phải không? Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp bạn tìm được ra loại bệnh, nguyên nhân bệnh mà xương rồng mắc phải, để có thể cứu chữa kịp thời nhé.

Khám phá chi tiết về

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*