Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Bón Phân Tan Chậm Cho Sen Đá

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Bón Phân Tan Chậm Cho Sen Đá

Sự phát triển của sen đá, phụ thuộc vào yếu tố nhân giống, đất, nước, ánh sáng và đặc biệt là phân bón. Phân bón dùng cho sen đá có 3 loại, tuy nhiên trong bài này, chúng mình sẽ chỉ đi sâu vào loại và cách bón phân tan chậm cho sen đá thôi nhé.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Bón Phân Tan Chậm Cho Sen Đá

Chi tiết cách bón phân tan chậm cho sen đá

Ai cũng biết, phân bón là một loại dinh dưỡng không thể nào thiếu đối với cây trồng. Mỗi loại cây trồng lại có những loại phân bón dành riêng khác nhau. Ví như, chẳng thể nào lấy phân bón của cây lúa mà bón cho cây sen đá được phải không?

Theo nhiều chuyên gia, phân bón riêng cho cây sen đá chỉ có thể là 3 loại: phân tan chậm, phân bón lá và phân dơi viên nén Organic. 

Tuy nhiên, 3 loại phân bón này đều có công dụng, cách bón và thời điểm bổ sung hoàn toàn khác nhau. Không phải lúc nào cũng có thể bổ sung thay thế được. Trong cách bón phân tan chậm cho sen đá, chúng mình sẽ biết được loại phân bón nào là thích hợp cho loại cây này.

Phân bón tan chậm cho sen đá là loại nào:

Để có thể tận dụng tối qua hiệu quả mà phân bón mang lại cho sen đá, theo các chuyên gia thì bạn nên lựa chọn phân bón tan chậm có kiểm soát  Rynan NPK 23-08-08+ TE.

Đây là một loại phân bón được sản xuất với công nghệ lý – hóa đặc biệt. Từ đó, để có thể tạo ra được vô số những hạt phân chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.

Đối với loại phân bón này, các chất dinh dưỡng không phân giải ngay tức thì, mà nó sẽ phân giải từ từ. Thường thì với mỗi hạt phân sẽ mất khoảng thời gian từ  3 – 6 tháng để cây có thể hấp thụ.

Phân bón tan chậm cho sen đá là loại nào

Cách bón phân tan chậm Rynan cho sen đá:

Chính vì loại phân tan chậm Rynan có chứa các chất dinh dưỡng kể trên, và nó mất khá nhiều thời gian để tan. Nên đối với sen đá, thời gian bón phân cũng không cần phải thường xuyên. 

Chỉ cần rải khoảng tầm 4 – 5 viên phân bón tan chậm xung quanh quanh gốc sen đá, đường kính khoảng 7 – 9cm. Đợi khoảng tầm 2 – 3 tháng thì rải một lần nữa, nếu kết hợp cùng với xới vun đất là tốt nhất.

Sendakimcuong.com nêu ra một lưu ý vô cùng quan trọng trong cách bón phân tan chậm cho sen đá, bạn nên ghi nhớ. Đó chính là: tuyệt đối không nên bón phân tan chậm thường xuyên cho sen đá. Bởi vì, trong phân bón tan chậm có chứa hàm lượng muối, nếu dùng nhiều và thường xuyên, cây sen đá sẽ vàng úa và chết dần.

Bài viết liên quan:

Ưu điểm và nhược điểm khi bón phân tan chậm cho sen đá

Ưu điểm khi bón phân tan chậm cho sen đá:

  • Loại phân bón này với đủ chất dinh dưỡng, và được cung cấp chính xác ở từng giai đoạn phát triển nên nó giúp tối ưu quá trình phát triển của cây trồng.
  • Không tốn sức quá nhiều trong việc bón phân, lượng phân bón sử dụng cũng giảm đáng kể so với thông thường. Trung bình, một năm, bạn chỉ cần bón phân 1 lần. Phân vẫn có thể tan từ từ trong suốt 3 – 12 tháng. 
  • Đặc biệt, loại phân tan chậm trong cách bón phân tan chậm cho sen đá này, hoàn toàn không gây hại cho môi trường. Không nhiễm độc cho nguồn nước và đất. Nên không hề làm ảnh hưởng đến nguồn vi sinh vật có lợi trong đất.

Nhược điểm khi bón phân tan chậm cho sen đá:

Đi đôi với nhiều ưu điểm như chất lượng dinh dưỡng, không gây hại cho môi trường. Bón 1 lần được cả năm. Thì dĩ nhiên nhược điểm kể đến đó là giá thành sản xuất lẫn bán cũng “đắt xắt ra miếng”. Đặc biệt, Việt Nam quy mô sử dụng loại phân bón này còn khá là nhỏ và hạn chế.

Nhược điểm khi bón phân tan chậm cho sen đá

Ngoài cách bón phân tan chậm cho sen đá, bạn cũng có thể tìm hiểu bón phân dơi dạng viên nén Organic hoặc phân bón lá Vitamin B1 cho cây sen đá cũng được. Tùy vào sự lựa chọn của từng người. 

Nhưng cho dù là lựa chọn loại nào đi chăng nữa, thì bạn cũng cần phải nắm rõ thời điểm sử dụng, liều lượng nên dùng và kỹ thuật bón kỹ càng đấy nhé. Việc này có ảnh hưởng đến sự phát triển và nở hoa của cây sen đá.

Lựa chọn cách bón phân tan chậm cho sen đá như thế nào, hoàn toàn là phụ thuộc vào kiến thức mà bạn nắm được. Trên đây, là một phần kiến thức mà chúng mình đúc kết từ kinh nghiệm của riêng mình, của những người trồng và chăm sóc sen đá. Cũng như những kiến thức dựa trên những nhà chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sen đá. Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn. 

Top 9 loại phân bón cho sen đá an toàn

Trong bài viết này, Sendakimcuong.net muốn tập trung chia sẻ thông tin về các loại phân bón hữu cơ, thân thiện với môi trường và cây trồng. Hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc kích rễ.

1. Phân Trùn Quế

Phân trùn quế là sản phẩm của quá trình tiêu hóa của trùn đỏ, mang lại phân hữu cơ chất lượng cao. Đặc điểm của phân trùn quế:

  • Nồng độ pH 7, phù hợp với sen đá.
  • Kích thích cây mạnh mẽ.
  • Tăng năng suất và sức đề kháng.
  • Cung cấp vi sinh vật có lợi và dinh dưỡng đa dạng.

Sendakimcuong.net ưa chuộng phối trộn phân trùn quế với giá thể trồng sen đá, nhưng cần lưu ý về hàm lượng để tránh tình trạng gây nóng cho cây.

2. Phân Bò

Phân bò là loại phân chuồng có thể ủ hoai, cải thiện chất hữu cơ và dinh dưỡng đất. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là 1.57% N, 2.29% P2O5, 1.08% K2O, thích hợp cho cây ăn quả như chuối.

Lưu ý rằng khi sử dụng phân bò, cần xử lý sạch để tránh mùi khó chịu. Có nhiều sản phẩm phân bò ủ hoai nổi tiếng trên thị trường.

3. Phân Gà Vi Sinh

Phân gà là nguồn phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng. Việc sử dụng phân gà vi sinh giúp cây phát triển đẹp mắt mà không gây nóng quá mức. Cần chú ý đến liều lượng để tránh tình trạng gây nóng cho sen đá.

4. Phân Dê

Phân dê là lựa chọn phân bón cho sen đá với hàm lượng dinh dưỡng vừa đủ. Dạng viên giúp giữ đất tơi xốp và không thu hút côn trùng nhiều. Phân dê cũng phù hợp cho nhiều loại cây kiểng khác.

5. Phân Dơi

Phân dơi là sản phẩm chất thải của dơi, mang lại hàm lượng N-P-K cao và nhiều dưỡng chất khác. Phân dơi là lựa chọn tốt cho sen đá với điểm nổi bật là chứa nhiều Phốt pho.

6. Phân Tan Chậm

Phân tan chậm giải phóng dưỡng chất từ từ, giúp cải thiện đất trồng. Có lớp vỏ bọc polymer và phần bên trong chứa các dưỡng chất cần thiết.

7. Phân Viên Nén Hữu Cơ

Phân viên nén hữu cơ là sự kết hợp của các loại phân hữu cơ, thân thiện với môi trường.

8. Phân Bón Dạng Lỏng

Phân bón dạng lỏng dễ sử dụng, nhưng cần chú ý đến thời hạn dùng và việc bay hơi.

9. Phân Bón Hữu Cơ Từ Rác Nhà Bếp

Tận dụng rác nhà bếp để tự làm phân bón hữu cơ, giúp giảm chi phí và xử lý rác thải hiệu quả.

Lưu ý không sử dụng các nguyên liệu gây mùi tanh hôi và có thể tạo ra vi sinh vật có hại.

Nếu bạn chưa biết trồng sen đá trong nhà kính như thế nào, thì hãy theo dõi bài tiếp theo của https://sendakimcuong.net/ trong phần Nhà kính trồng sen đá nhé.

Tham khảo thêm: https://sendakimcuong.net/lam-sao-de-sen-da-ra-hoa/

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*