Cây Bướm Đêm – Cách Chăm Sóc Và Để Bàn Phong Thuỷ

cây bướm đêm
cây bướm đêm

Cây bướm đêm là một loại cây có lẽ còn khá lạ lẫm với nhiều người ở Việt Nam. Những những ai “yêu hoa – mê cây” thì chắc chắn đã biết đến loài cây bướm đêm độc đáo và nhiều ý nghĩa này. Cây bướm đêm được gọi theo đúng hình dáng lá hình cánh bướm của chúng. Và thường được đặt trên bàn làm việc để loại bỏ những ánh sáng xanh từ máy tính. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loài cây độc lạ này trong bài viết dưới đây nhé. 

Cây bướm đêm - cách chăm sóc và cây để bàn phong thuỷ
Cây bướm đêm – cách chăm sóc và cây để bàn phong thuỷ

Sơ lược về nguồn gốc và đặc điểm 

Cây bướm đêm hay còn được gọi dân giã là cây me chua tây đất. Tên quốc tế và tên khoa học của cây bướm đêm lần lượt là Purple Shamrock và Oxalis Triangularis. Có màu tím đậm đặc trưng, mong manh và có chiều sâu. 

Nguồn gốc 

Cây bướm đêm (Purple Shamrock) đến từ vùng đất xinh đẹp và văn hoá đầy sắc màu là cộng hoà liên bang Brazil. Được du nhập về khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng từ khá lâu nhưng chưa quá phổ biến. Với vẻ đẹp trầm mềm mại, nhìn như cỏ dại nhưng có sức cuốn hút đặc biệt như vẻ đẹp của người thiếu nữ. 

Đặc điểm hình thái của cây bướm đêm 

Là giống cây thân thảo mọc từ củ mọc lên, thân chứa chất dinh dưỡng và dự trù nước để đi nuôi các bộ phận khác cho cây. Mọc sát mặt đất và hướng lên trời, mỗi cây chỉ có một thân một lá duy nhất. Về phần lá, lá có màu tím và phiến chia thành 3 nhánh có hình trái tim lạ mắt (nhìn giống lá của cỏ may mắn). Phần gân lá hiện rõ và đối xứng lấy nhau. 

Lá của cây bướm đêm thoạt nhìn giống như những cánh bướm đang đậu nên được gọi luôn là cây bướm đêm. Đặc biệt của loài cây này là những “cánh bướm” có cơ chế đóng – mở linh hoạt. Khi trời vừa hừng đông những chiếc lá sẽ xoè rộng mở ra, đến khi chiều buông sẽ cụp dần dần xuống. 

Lá cây bướm đêm có cơ chế mở - đóng linh hoạt
Lá cây bướm đêm có cơ chế mở – đóng linh hoạt

Hoa của cây bướm đêm mong mảnh và dễ bị tổn thương nhưng màu sắc nhìn tương đối đẹp. Màu của hoa bướm đêm là sự pha trộn giữa ba sắc tố: trắng – hồng và tím. Thỉnh thoảng cuống hoa còn có màu xanh dương. Cánh hoa, đài hoa nhỏ li ti nhìn thật dễ thương biết bao. 

>>> Tham khảo thêm: Cây Si Búp Đỏ – Loại Cây Quý Hiếm Được Nhiều Người Săn Lùng

Những ý nghĩa độc đáo của cây bướm đêm 

Chẳng phải ngẫu nhiên mà một loài cây, một loài hoa “mong manh dễ vỡ’ lại được rất nhiều người mua và đặt chúng trên bàn làm việc. Bởi cây bướm đêm tượng trưng cho sự sâu sắc và những tiềm năng sắp sửa được trào dâng. Cầu cho tài lộc công danh, con đường đỗ đạt được mở rộng. Đặc biệt với những người làm kinh doanh sẽ có những bước tiến chuyển nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, do màu sắc tím – màu sắc của sự thuỷ chung. Mà chúng còn được cho là có sức biểu trưng cho tình yêu nồng nàn của lứa đôi. Cây bướm đêm thuộc mệnh hoả, ngũ hành xung hoả sinh thổ. Chính vì thế những người mang mệnh hoả và mệnh thổ nên có cho mình một cây bướm đêm trong nhà nhé. 

Cách chăm sóc cây bướm đêm chuẩn nhà vườn 

Cây bướm đêm rất hợp với thời tiết và nhiệt độ của nước ta, vì điều này nên chúng ta không cần quá tốn nhiều công để chăm sóc cho cây. Tuy nhiên có một vài đặc điểm mà người trồng bướm đêm nên chú ý như sau. 

Ánh sáng và nhiệt độ 

Cây bướm đêm có thể vẫn sinh trưởng được tốt trong nhà. Nhưng môi trường lý tưởng để cây bướm đêm có thể trao đổi chất tốt nhất là có ánh sáng. Vì thế, thích hợp nhất cho cây đó chính là trồng ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ nhàng chiếu vào. Ví dụ như sân vườn hay ban công là nơi cây vươn mình nhanh nhất. 

Lưu ý, đừng để cây bướm đêm dưới trời nắng gắt vì sẽ rất dễ làm cây bướm đêm mất nước và dập thân. Cây được phơi nắng 50% sẽ cho màu sẫm nổi bật hơn đấy nhé. 

Độ ẩm và phân bón 

Cây bướm đêm ưa ẩm nhưng không được úng vì cây rất dễ bị thối cuống. Bạn nên tưới cây bằng bình phun sương để tránh cho cây bị tổn thương. Mỗi ngày một lần nhưng với lượng nước thật mỏng đủ để làm ẩm rễ là được. 

Để cây phát triển tốt, không bị yểu thì bạn có thể dùng các dạng phân bón vi sinh, hữu cơ hay tan chậm, dạng nước để bón cho cây. Tốt nhất trong khoảng 20 ngày trồng bạn nên tưới phân nước cho cây để cây được cứng cáp hơn. Và trung bình 3 tháng một lần bón thêm các dưỡng chất cho cây. Vẫn một lưu ý là bạn được không cho lượng phân bón quá nhiều đâu đấy nhé.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây 

Cây bướm đêm ít bị sâu bệnh hại nhưng nếu không để ý loại bỏ những lá mang mầm bệnh ngay từ đầu thì chúng sẽ lan ra cả chậu. Vì thế, để tăng sức đề kháng và loại bỏ đi những ký sinh có thể dùng dung dịch tỏi để tưới lên trên cây. Hoặc các loại GE được làm từ gừng cũng rất hiệu quả. Tần suất phun sương: 20 ngày/lần.

Cây bướm đêm nổi bật trong chiếc chậu trắng
Cây bướm đêm nổi bật trong chiếc chậu trắng

Kết luận 

Trên đây là những thông tin về cây bướm đêm và hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Sendakimcuong Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình nuôi trồng cây.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*