Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoàng Lan Mới Nhất

Cây hoàng lan
Cây hoàng lan

Cây hoàng lan được biết đến không chỉ vẻ bề ngoài mà còn bởi những lợi ích mà nó mang tới. Vậy công dụng của nó là gì? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu thêm về loài cây này nhé,

Cây hoàng lan là gì?

Cây hoàng lan có cái tên khoa học là Cananga odorata, cây thuộc chi Công Chúa Cananga, trong họ Mãng Cầu. Cây còn có một số tên gọi khác là hoàng lan hoa vàng, ngọc lan tây, cây công chúa, Ylang – Ylang, …Cây vốn có nguồn gốc từ một số bán đảo ở Đông Nam Á như  Philippines, Indonesia và đảo quốc Thái Bình Dương, … sau này cũng xuất hiện tại một số vùng của nước Việt ta. Cây này chủ yếu thường thấy ở các vùng có độ cao hơn mực nước biển khoảng 1000m – 2400m.

Hình ảnh của hoàng lan vàng
Hình ảnh của hoàng lan vàng

Đặc điểm của cây hoa hoàng lan

Cây hoàng lan là cây thân gỗ, thân tròn, vỏ màu trắng xám, cao trung bình 10-15m, cành mọc ngang từ thân chính hoặc hơi rủ xuống, mọc thành tán hình trụ. Cành lan vàng giòn và dễ gãy, tán có thể cho bóng râm khoảng 5-10m tùy từng cây.

Rễ chính chỉ sâu khoảng 60cm, còn rễ phụ kéo dài đến vài mét nên cây đứng vững trong mọi thời tiết, nhưng phát triển tốt ở những nơi khô hạn.

Lá hoàng lan vàng là loại lá đơn, mọc thành 2 hàng song song trên cành nhỏ, lá dễ rụng. Mỗi lá dài khoảng 15-20cm, rộng 5-8cm, hình bầu dục, hơi thuôn dài ở hai đầu, phiến mỏng, mặt lá nhẵn bóng, hơi cong như gợn sóng ở mép lá.

Hoàng lan vàng có một vẻ đẹp rất riêng, hoa có màu vàng xanh hoặc hồng có mùi thơm hấp dẫn, hoa mọc thành từng chùm trên cành, mỗi bông có 6 cánh hoa mảnh mai, đầu mỗi cánh hoa nhọn, có các cánh hoa lượn sóng, xếp ở 2 vòng, lúc đầu nụ có màu xanh lục, sau chuyển dần sang màu vàng khi nở.

Đặc điểm của hoàng lan vàng
Đặc điểm của hoàng lan vàng

Sau khi hoa tàn thì sẽ kết thành 1 chùm quả có từ 10 – 12 hạt, khi hạt non có màu xanh, chuyển đen khi chín.

Công dụng của cây hoàng lan

Nói đến công dụng của cây hoàng lan vàng đầu tiên phải nói đến là làm đẹp môi trường, cây sinh trưởng nhanh, chiều cao và chiều rộng tán vừa phải, cây dễ chăm sóc, cho hoa đẹp và thơm. Cây được trồng ở những nơi công cộng như công viên, khu đô thị, trường học,… làm cây cảnh, cây lấy bóng mát… Ngoài ra, nhiều gia đình còn trồng ở sân vườn, nhà hàng, khách sạn hoặc hành lang nhà mình.

Tinh dầu hoàng lan vàng không chỉ đẹp mà còn có nhiều tác dụng khác như: dùng làm hương liệu, làm nước hoa, làm dầu xoa bóp giảm mệt mỏi, thư giãn tinh thần, giúp giảm tiết dầu trên da,, tăng huyết áp .Vỏ cây được dùng làm thuốc nhuận tràng, chữa đau bụng. Hoa ngọc lan tươi giã nát trị zona, hen suyễn, nhức đầu, trị sốt rét, …

Ngoài ra, cây có tán rộng, lá nhiều nên có khả năng thanh lọc không khí, tạo bóng mát, tạo môi trường xanh, sạch.

>>> Tham khảo thêm: Cây Bướm Đêm – Cách Chăm Sóc Và Để Bàn Phong Thuỷ

Cách trồng và chăm sóc cây hoàng lan

Dưới đây là cách trồng và các điều kiện chăm sóc cây hoàng lan để cây có thể phát triển tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cách trồng cây hoàng lan

Cây hoa hoàng lan nhân giống bằng hạt. Nếu là gieo tự nhiên thì sau một tháng hạt sẽ nảy mầm, xử lý trước  bằng nước sôi thì hạt sẽ nảy mầm sau 3-5 ngày để đạt hiệu quả cao và tránh lãng phí thời gian. Ta gieo hạt giống lên thẳng liếp gieo, chọn những cây con khỏe mạnh, đã có 2 cặp lá mới và cấy vào túi bầu. Hỗn hợp trong túi bầu gồm 70% đất mặt ươm, 30% phân xanh và tro trấu.

Che bóng cây con đến 50% ánh sáng và dỡ bỏ giàn che trước khi xuất vườn 2 tháng.

Cách chăm sóc cây hoàng lan

Tưới nước

Sau khi trồng, ngoài việc tưới nước sau lần trồng đầu tiên, bạn chỉ cần tưới 2-3 lần trong 1 tuần còn lại, sau mỗi lần tưới thì dừng lại, hàng ngày phun đều đặn vào gốc cây để giữ ẩm cho rễ.

Điều kiện để cây phát triển
Điều kiện để cây phát triển

Bón phân

Cây cũng có thể phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng nên không cần bón quá nhiều phân, chỉ cần 3-4 tháng bón một lần, tốt nhất nên sử dụng phân NPK để bón, khi bón cần chú ý bón phân đều quanh gốc cây, không bón lót.

Ánh sáng

Đây là loài cây ưa sáng, nó phát triển tốt trong môi trường có đầy đủ ánh nắng, vậy nên những nơi thông thoáng, hút được ánh sáng cho cây là nơi trồng phù hợp nhất. Đối với cây con thì không nên để cây dưới ánh nắng quá gắt.

Cắt tỉa và ngăn ngừa sâu bệnh

Cây hoàng lan có chất gỗ khá giòn nên rất dễ gãy , hãy cắt tỉa cho cây để tạo hình cũng như tránh việc cây bị gãy cành

Cũng giống như mọi cây khác, loài cây này cần phải làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh. Hãy kiểm tra cây thường xuyên để có thể loại bỏ những chiếc lá bị úa vàng, héo lá.

Kết bài

Có lẽ cây hoàng lan không quá xa lạ với bạn vì đôi lúc trong một số bài thơ có nhắc đến cái tên của loài hoa này. Hy vọng sau khi tìm hiểu một số thông tin chi tiết về chúng, bạn có thể yêu thích loài hoa này hơn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*