Cây Tuyết Tùng Có Đắt Không? Đặc Điểm, Nguồn Gốc, Ý Nghĩa

Cây tuyết tùng - cách chăm sóc cây phong thuỷ để bàn

Cây tuyết tùng được nhiều người chọn làm cây phong thuỷ để bàn giúp cải thiện tinh thần và làm cho không gian đẹp hơn. Vẻ ngoài bắt mắt có nhiều đặc điểm giống cây tùng đúng như mọi người vẫn nghĩ. Thế còn đặc điểm khác biệt của chúng như thế nào? Cây trồng trong chậu bonsai giá có đắt không? Để trả lời câu hỏi đó hãy cùng sendakimcuong.net tìm hiểu ngay bài viết dưới đây. 

Giá của cây tuyết tùng bonsai có đắt không?

Hiện nay trên thị trường cây xanh đang bày bán cây tuyết tùng bonsai hay mẫu cây mini trong chậu khá bắt mắt và hợp với nhu cầu nhiều người. Giá một cây tuyết tùng có chiều cao từ 30 đến 50cm dao động trong từ 70 – 150 nghìn đồng. Để tránh mất tiền với nhiều cửa hàng lừa đảo người tiêu dùng bạn nên chọn mua ở những nơi uy tín nhé. 

Cây tuyết tùng - cách chăm sóc cây phong thuỷ để bàn
Cây tuyết tùng – cách chăm sóc cây phong thuỷ để bàn

Các thông tin cơ bản của cây tuyết tùng 

Tuyết tùng đã xuất hiện khá lâu và hiện nay được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vậy, chúng từ đâu đến và đặc điểm, những thông tin thú vị nào mà mọi người nên nắm được về cây tuyết tùng

Nguồn gốc cây tuyết tùng 

Cây tuyết tùng hay còn được gọi là cây thông tuyết, cây tùng tuyết và có tên khoa học là Cedrus, thuộc họ Thông (Pinaceae). Cây có khởi điểm rộng rãi ở phía tây dãy Himalaya và vùng Địa Trung Hải. Những năm gần đây rộ lên tại Việt Nam và được nhiều người biết đến cũng như chọn mua trồng trong nhà. 

Đặc điểm 

Ở Việt Nam bạn sẽ cực kì hiếm gặp một cây tùng tuyết tự nhiên mà thường là những cây nhỏ trồng trong chậu cảnh. Chiều cao của cây tùng tuyết trong tự nhiên có thể lên đến hơn 15m và các tán lá trồng vùng ôn, hàn đới sẽ có phủ lớp tuyết trắng bên trên. Còn những cây nhỏ được nhập về Việt Nam có chiều cao trung bình từ 30 đến 100cm

Lá cây dạng kim, chiều dài lá nhỏ chưa đến 1cm. Lá cây có màu sắc không hoàn toàn giống nhau tùy theo điều kiện thời tiết khu vực đó. Thông thường sẽ được phủ lên một lớp phấn trắng, lá có màu xanh đậm, xanh lam nhạt,…Có nhiều cây lá nhìn giống màu của lá cây cúc mốc. 

Cây có quả nhìn như quả thông mọc ngược nhưng độ phân lớp không rõ ràng. Chúng có màu xanh non và chuyển sang màu nâu khi đã già. Những cây nhỏ trồng dạng bonsai thường không ra quả. Cây có mùi thơm thanh thanh và được dùng trong chế tạo tinh dầu mộc. 

Xem bài viết liên quan:

Ý nghĩa của loài cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng trong văn hoá phương Tây có ý nghĩa vượt lên trên mọi khó khăn và thách thức, từ khi tuyết rơi đến khi thời tiết ấm áp chúng đều vươn mình sống. Trong tâm linh phương Đông, nếu như cây xuất hiện trong giấc mơ thì đó là một điềm lành đang đến với bạn. Tượng trưng cho sự bình an và tài lộc 

Bên cạnh đó cây còn được cho là một cây thờ, nhiều người đặt ở bàn thờ hoặc góc nhà để tăng thêm sinh khí và trừ tà. Đặc biệt, nếu đem tặng cây cứng cáp và được trồng trong bình gốm cho người lớn tuổi tức cầu mong cho họ được phúc lão, sức khỏe lâu dài.

Cây tuyết tùng - liệu pháp xoa dịu tâm trí
Cây tuyết tùng – liệu pháp xoa dịu tâm trí

Công dụng thiết thực của cây tuyết tùng

Không chỉ có ý nghĩa về mặt trang trí hay phong thuỷ, tâm linh mà chúng còn có nhiều công dụng thiết thực trong cuộc sống. Cây tuyết tùng là cây lọc không khí rất tốt, chúng hút đi các bụi mịn mà mắt thường không thấy được. Đồng thời lá cây có khả năng hấp thu những chất độc hại từ thiết bị điện tử trong nhà của bạn.

Song song với đó, chúng toả ra mùi hương dịu nhẹ mộc mại là liệu pháp giảm căng thẳng cho trí não con người. Giảm stress hiệu quả lắm đấy nhé vì thế chúng được nhiều người đặt để trên bàn làm việc. Ngoài ra, tinh dầu của cây còn có thể xua đuổi côn trùng, chữa một số bệnh về đường niêm đạo, giúp trẻ hoá làn da cho phái nữ. 

Tham khảo:

Một số lưu ý về cách chăm sóc cây tuyết tùng trong chậu

Cây tuyết tùng là một thực vật ưa sáng, vì thế nơi thích hợp đặt chậu cây là khu vực ban công hoặc trong phòng có ánh sáng và không gian thông thoáng. Cây chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới một lượng nước vừa phải khoảng 3 ngày một lần. Và cũng chú ý không để chậu cây bị úng gây thối rễ cây. 

Cây tuyết tùng làm quà tặng ý nghĩa
Cây tuyết tùng làm quà tặng ý nghĩa

Bạn cũng không nên đặt cây gần nhà bếp và khu vực có nhiều hoá chất độc hại để tránh làm đen lá. Về việc phòng ngừa sâu bệnh hại, nếu phát hiện rễ và thân cây bị nấm trắng bạn có thể khắc phục bằng cách cạo lớp nấm đó đi và phơi cây ra nắng. Còn trong trường hợp cây bị rệp lá thì mua thuốc chuyên dụng xịt lên cây là được. 

Kết luận 

Trên đây là những thông tin về đặc điểm cây, công dụng, giá cả cùng cách chăm sóc cây tuyết tùng trong chậu ngay tại nhà. Sendakimcuong.com hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn. Nếu là một người yêu cây và đang tìm kiếm cây để bàn đừng ngần ngại khi chọn cây này nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*