Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Làm Đất Trồng Xương Rồng Tốt

Làm đất trồng xương rồng

Tuy xương rồng là loài cây dễ trồng, dễ thích nghi với mọi môi trường, nhưng nếu đất trồng xương rồng không phù hợp sẽ dẫn đến cây vẫn héo khô. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về đất, cách trồng và chăm sóc đúng cách để cây được phát triển khỏe mạnh.

Làm đất trồng xương rồng

Xương rồng vốn là loài cây gai góc, có thể chống chọi với thời tiết. Loại cây này thường sống nhiều ở khí hậu nhiệt đới, có lẽ vì thế xương rồng sở hữu cho mình khả năng thích nghi tốt,, nên xương rồng sống được ở nhiều nơi.

Tuy dễ sống, dễ thích nghi, sức sống dẻo dai, khỏe mạnh, thì loài cây xương rồng vẫn cần phải có đất sống phù hợp cho riêng mình. Vậy đất trồng xương rồng có đặc điểm gì?

Làm đất trồng xương rồng

Đất trồng xương rồng có đặc điểm gì?

Bạn có thể mua đất trồng xương rồng bán sẵn, hoặc mua về tự trộn. Nhưng loại nào thì cũng cần phải đáp ứng các yếu tố sau:

  • Độ tơi xốp
  • Độ thoáng khí và thoáng nước tốt
  • Đất có nhiều chất dinh dưỡng.

Nếu có ý định tự trộn đất trồng xương rồng, hãy tìm hiểu một số nguyên liệu làm đất trồng dưới đây.

Đất trồng xương rồng có đặc điểm gì?

Nguyên liệu để làm đất trồng xương rồng

  • Nguyên liệu nhằm giúp cho đất trồng xương rồng có độ tơi xốp: phải kể đến đó là mùn cưa, tro và trấu hun. Loại nguyên liệu này dễ tìm. Chú ý đó là phải làm khô trước khi mang chúng đi trộn với đất.
  • Nguyên liệu thứ 2 đó là: xỉ than, viên đất nung, đá perlite và đá nham thạch. Những nguyên liệu này có tác dụng làm thoáng khí. Yêu cầu đó là cũng cần phải được xử lý trước khi đem đi trộn.
  • Cuối cùng không thể thiếu là chất dinh dưỡng: chất dinh dưỡng thường được sử dụng cho xương rồng thường có trong phân bò, phân dơi, pha trùn quế. Nếu bạn không tìm thấy, có thể mua ở các cửa hàng phân bón.
Xỉ than làm đất trồng xương rồng
Xỉ than làm đất trồng xương rồng

Cách xử lý một số nguyên liệu làm đất trồng xương rồng

Xử lý xỉ than:

Sau khi mua về, bạn nên đập vừa đủ nhỏ, sau đó sàng qua để loại bỏ những hạt bụi. Ngâm xỉ than trong nước khoảng 2 ngày để khử chua sau đó phơi khô lên.

Xử lý trấu hun

Với trấu, bạn ngâm nước khoảng 10 ngày sau đó ủ với trichoderma để triệt những mầm bệnh ẩn bên trong. Nếu không có thể đốt trấu thành tro.

Xử lý xơ dừa:

Xơ dừa có tác dụng thoát nước tốt, nguyên liệu này sau khi mua về nên ngâm với nước vôi bột nông nghiệp 0,5 kg trong khoảng 1 ngày. Sau đó rửa sạch lại với nước, vắt khô và sử dụng bình thường.

Xem thêm: 4 Loại Xương Rồng Mini Nhỏ Xinh Mà Bạn Nên Sở Hữu

Một số hỗn hợp đất trồng xương rồng hiện nay

Bạn không biết trộn hỗn hợp đất trồng như thế nào, hãy tham khảo một trong những cách sau:

Hỗn hợp đất trồng xỉ than + trấu + phân bò

Hỗn hợp đất trồng xỉ than + trấu + phân bò là hỗn hợp được khá nhiều người lựa chọn. Loại hỗn hợp này có ưu điểm là vừa dễ kiếm, vừa đảm bảo được độ tơi xốp, thoáng khí và chất dinh dưỡng cực kỳ tốt.

  • Tỷ lệ trộn: xỉ than + trấu hun + phân bò theo tỷ lệ 50 % : 25 % : 25 %.

Ngoài hỗn hợp trên, bạn có thể tham khảo hỗn hợp các loại nguyên liệu khác như:

  • Tro trấu + xỉ than  + perlite
  • Đá nham thạch + trấu hun + perlite
  • Xỉ than + trấu hun + phân trùn quế.
Hỗn hợp đất trồng xỉ than + trấu + phân bò

Chi tiết cách làm đất trồng xương rồng từ xỉ than, trấu và phân bò:

Chi tiết các bước làm đất trồng xương rồng, bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: đập nhỏ xỉ than, phân thành các mảnh lớn và nhỏ khác nhau
  • Bước 2: sử dụng loại xỉ than hạt to rải xuống dưới dùng để làm lớp lót chậu xương rồng.
  • Bước 3:  đối với hạt nhuyễn từ 1-2mm, chúng ta mang đi trộn với trấu đã qua xử lý, đổ hỗn hợp vào chậu. Cách miệng chậu 3 cm.
  • Bước 4: cuối cùng là đổ một ít phân bò lên lớp trên cùng.
Chi tiết cách làm đất trồng xương rồng từ xỉ than, trấu và phân bò:

Các vấn đề gặp phải sau khi làm đất trồng xương rồng

Tránh tưới nước quá nhiều:

  • Nếu tưới có nhiều nước, mà nước không thể thoát được dẫn đến bị thối rễ.
  • Mắc một số bệnh như bệnh nấm.
  • Để phòng tránh, bạn cần hạn chế việc tưới nước. Nên sử dụng loại đất có chất lượng, có thể thoát nước tốt cho tất cả loài xương rồng.
  • Nếu thối rữa, bạn cần loại bỏ những thành phần bị thối rữa, sau đó trồng vào chậu khác, trong đó có đất đã đạt yêu cầu.

Ánh sáng mặt trời:

  • Thiếu ánh sáng mặt trời, hay nhiều ánh sáng mặt trời quá cũng là nguyên nhân làm cho cây xanh xao, ốm yếu, có khi là cháy nắng.
  • Bạn cần phơi nắng xương rồng vào nắng sáng sớm và chiều muộn. Tủy xương rồng có thể sống trong môi trường khắc nghiệt, nhưng cũng không thể sống dưới ánh nắng gay gắt trực tiếp lâu dài. Vì vậy, bạn cần phải cho xương rồng nhận đủ lượng ánh nắng mỗi ngày.

Sâu hại gây bệnh

Cho dù là xương rồng loại nào, thì chúng cũng đều bị sâu bệnh tấn công như rệp sáp, vảy, nấm gặm nhấm và nhện. Đừng lo, với những loài này, bạn có thể rửa sạch những loại gây hại này ngay trên cây xương rồng bằng tăm bông và nước. Nếu quá nhiều có thể sử dụng một vài loại thuốc nhằm ngăn chặn sâu bệnh sinh sôi nảy nở.

Để có được một cây khỏe mạnh, nở hoa đẹp, thì bạn cần phải lưu ý đến làm đất trồng xương rồng phải đạt chuẩn, phải tơi xốp và thoát nước tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc cụ thể cho từng loài. Tuy xương rồng dễ trồng, dễ sống, không đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc quá cao, nhưng xương rồng cũng cần được chăm sóc cơ bản như bao cây trồng khác.

Bài viết liên quan:

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*