Những Đặc Điểm Của Cây Xương Rồng Phù Hợp Với Môi Trường Sống Khô Hạn

Cách trồng cây xương rồng

Để biết về những đặc điểm của cây xương rồng phù hợp với môi trường sống của nó, bạn phải nắm rõ được tất tần tật những kiến thức xoay quanh xương rồng. Đó không chỉ dừng ở việc tìm hiểu đặc điểm bên ngoài, mà bạn còn phải tìm hiểu những tập tính cũng như tính chất bên trong của cây xương rồng.

Tìm hiểu những đặc điểm cây xương rồng phù hợp với môi trường sống

Trước khi tìm hiểu những đặc điểm cây xương rồng phù hợp với môi trường sống thì bạn cần phải biết về loài cây xương rồng đã nhé. 

Tìm hiểu những đặc điểm cây xương rồng phù hợp với môi trường sống

Xương rồng là loại thực vật sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Châu Phi.

Sau đó xuất hiện dần dần nhiều hơn ở các vùng lãnh thổ khác. Đó có thể do những loài chim di cư mang theo hạt, một số cũng có thể do con người mang chúng đến các vùng khác nhau.

Xương rồng là loài thực vật mọng nước. Có những loại phát triển dưới dạng cây lớn, thành bụi, lại có những loại phát triển thành những cây phủ sát mặt đất.

Tùy vào từng loại, cây sẽ có kích thước, kiểu dáng và đặc tính khác nhau. 

Nhìn chung xương rồng không có lá, mà chúng biến đổi thành những vảy nhỏ, thành gai trên thân.

Chính vì có nguồn gốc từ các vùng sa mạc, nên chúng có thể chịu được ánh sáng tốt, không cần quá nhiều nước, không cần chăm sóc quá chu đáo mà xương rồng vẫn sống và phát triển tốt. Loại cây này có tính chống chịu cao với điều kiện khô hạn vô cùng tốt, vậy nhờ những đặc điểm nào mà giúp cho cây xương rồng có thể thích nghi với môi trường sống của chúng.

Đặc điểm về Thân cây

  • Xương rồng là loại cây có thân mập, căng bóng mọng nước. Bên trong chúng chứa nhiều mủ. Mủ này trắng đục như sữa như Opuntia Dillenii, có chứa chất nước trong như Barrel Cactus có thể dùng giải khát được.
  • Xương rồng có thân đa dạng, từ hình trụ, hình cầu đến hình dẹp. Đa số vẫn là hình trụ và cầu, một số loại hình dẹp như Lưỡi Long, Xương rồng Tai Thỏ,…
  • Tùy vào loại cây xương rồng, mà chiều cao chúng có thể cao, thấp, nhỏ và to khác nhau.
  • Thân có khía, hoặc múi. 
  • Trên thân xương rồng cũng có một lớp lông mịn phủ đầy, như Cephalocereus.
  • Dĩ nhiên trên thân xương rồng không thể thiếu những chiếc gai nhọn hót, xù xì. Loại gai này hầu như mọc thành chùm và có màu đen, nhưng thỉnh thoảng vẫn có gai màu vàng. Đây chính là những chiếc lá được biến thể thành để thích nghi với những vùng khô hạn. Nhằm giữ nước, không bị thoát nước nhanh trong thời tiết nắng nóng lâu dài.
Cách trồng cây xương rồng

Khám phá: https://sendakimcuong.net/top-5-cay-xuong-rong-co-hoa-dep/

Đặc điểm về Lá cây xương rồng

Một trong những đặc điểm của cây xương rồng phù hợp với môi trường sống phải kể đến đó chính là lá cây xương rồng.

Tuy nói xương rồng không có lá, nhưng có một số loài vẫn có lá. Có loại xương rồng lá nhỏ, cũng có loại xương rồng lá to, nhưng nhìn chung những chiếc lá này đều có cuống ngắn và bản dày. Chẳng hạn:

  • Xương rồng Aeonium Holochrysum ở vùng Bắc Phi, chúng lại có nhiều lớp lá xếp khít nhau thành vòng tròn đồng tâm.
  • Xương rồng Aronium Haworthii thì có lá to và dày hơn.
  • Xương rồng Pleiospilos ở vùng Nam Phi thì có lá hình mắt cao vừa dài, vừa rộng bản.
  • Ngoài ra, một số loài giống Euphorbia lại có lá nhỏ, xuất hiện ở phần ngọn, và từ cạnh mép của cành.
Đặc điểm về Lá cây xương rồng

Đặc điểm về Rễ cây xương rồng

Ngoài ra, rễ cây cũng chính là đặc điểm để cây xương rồng phù hợp với môi trường sống.

  • Cây xương rồng có bộ rễ hoàn chỉnh để có thể hút được nhiều nước nuôi cây hơn. Vì vậy mà tuy là thân cây đơn độc, nhưng trong thân lại chứa nhiều nước và không bị thoát nước nhanh như những loài cây có lá khác.
  • Thay vào rễ chính, thì xương rồng chỉ có chùm rễ con lưa thưa. Loại rễ này giúp cho thân cây mọc đứng thăng bằng, không bị ngã đỏ, hút chất dinh dưỡng trong đất để có thể nuôi cây phát triển.
  • Tuy bộ rễ giúp cây phát triển tốt nhờ hút chất dinh dưỡng từ đất, nhưng rễ xương rồng là loại rễ yếu. Vì thế, bạn cần phải làm hàng rào chắc chắn phòng những ngày mưa bão.
Đặc điểm về rễ cây xương rồng

Xem thêm: https://sendakimcuong.net/tieu-canh-xuong-rong/

Đặc điểm về Hoa xương rồng

  • Nếu nhiều loài cây khác, hoa chỉ nở theo mùa, thì xương rồng lại có hoa nở quanh năm. Có giống nở nhiều hoặc ít, có giống lại nở được lâu dài, nhưng có giống lại nhanh tàn, nhanh phai.
  • Màu sắc hoa xương rồng khá đa dạng, từ màu trắng, đỏ son, tím nhạt, vàng xanh, vàng cam,…Thỉnh thoảng vẫn có loài có hòa lẫn các màu với nhau, tạo nên một điểm nhấn vô cùng tuyệt vời cho xương rồng.
Đặc điểm về hoa xương rồng

Đặc điểm về Trái xương rồng

  • Thời gian để trổ trái chín có khi ngắn chỉ 1 tháng, cũng có khi dài hơn là 3 tháng tính từ lúc xương rồng trổ hoa.
  • Phần lớn trái xương rồng có hình cầu, bên trong không chia thành ngăn hoặc múi. Chúng thường chứa nhiều hạt, kích thước hạt còn tùy thuộc vào giống, có loại to và nhỏ khác nhau.
Đặc điểm về Trái xương rồng

Chỉ bấy nhiêu thôi, bạn cũng đã biết những đặc điểm của cây xương rồng phù hợp với môi trường sống của chúng phải không. Nhờ những đặc điểm này, mà xương rồng có thể thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Theo sendakimcuong.net Một loại cây dễ trồng, dễ sống, kể cả bạn lười chăm sóc đi chăng nữa. Thì tại sao lại không sở hữu ngay một cây xương rồng ngay bên cạnh mình nhỉ.

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*