Tác Hại Của Cây Xương Rồng Mà Bạn Chưa Hề Hay Biết

tác hại của cây xương rồng từ mủ

Xương rồng tuy là loại cây có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, nhưng một khía cạnh nào đó của xương rồng cũng đã chứng minh được tác hại của cây xương rồng là hoàn toàn có. Nếu không cẩn thận, loại cây xương rồng này có thể khiến chúng ta bị tổn thương trầm trọng. Hãy điểm qua một số tác hại của cây xương rồng sau đây.

Tác hại của cây xương rồng từ mủ

Nhìn bề ngoài xương rồng là một loại cây có thân hình mập mạp, căng bóng mọng nước. Đó chính là vì bên trong thân xương rồng chứa rất nhiều nước, mà nước này gọi là mủ. 

Với những giống chứa chất mủ màu trắng đục như sữa như Opuntia Dillenii. 

  • Loại mủ (nhựa) này dính vào da, có khả năng vào làm cho da, niêm mạc bị phồng và rát bỏng. Không khác nào bị bỏng, nhưng bỏng ở cấp độ nặng.
  • Nếu chẳng may vô tình để chất mủ này dính vào mắt thì tác hại của cây xương rồng còn nghiêm trọng hơn. Bạn có thể bị mù lòa sau khi tiếp xúc.
  • Uống phải đồ vật chưa mủ (nhựa) xương rồng còn gây ra ngộ độc, đau bụng, đi ngoài,…
tác hại của cây xương rồng từ mủ

Tác hại của cây xương rồng từ gai

Bên cạnh tác hại của cây xương rồng từ mủ, thì tác hại cũng đáng được chú ý. 

Hầu hết các loại xương rồng đều có gai, mà những chiếc gai này được mọc thành chùm mà còn nhọn. Gai xương rồng thường có màu đen, cũng có giống có màu vàng.

Gai của xương rồng chính là từ những chiếc lá biến thể thành, nhằm mục đích giữ nước ở bên trong, đây là một đặc điểm của các cây mọc ở vùng sa mạc. Một số loại có gai như:

  • Xương rồng Euphorbia có nhiều gai, loại gai này vừa dài vừa to, nhọn và cứng.
  • Xương rồng Echinocactus Grusonii, thân cây này có nhiều gai chằng chịt bao kín khắp.
  • Xương rồng Cephalocereus thì lại có lông rất cứng và ít. Trái lại hoàn toàn với những giống có gai, lớp lông này giấu mình trong những nùi lông tơ trắng.
Tác hại của cây xương rồng từ gai
Tác hại của cây xương rồng từ gai

Một số loại gai không gây tổn thương nào cho bạn, nhưng cũng có loài có thể làm cho bạn bị dị ứng, bị tổn thương nặng nếu chẳng may tiếp xúc. Một khi gai xương rồng đâm, bạn sẽ thấy nhức nhối, đau, khó chịu. Trường hợp nhẹ, nếu bị gai đâm ít, không sâu và bạn kịp thời xử lý, thì khả năng lành vết thương nhanh. Nhưng nếu chẳng may gai ăn sâu, bạn không biết cách xử lý kịp thời, thì rất có thể bị nhiễm trùng, gây sốt, mê sảng,…Cho dù là trường hợp nào, thì tác hại của cây xương rồng từ gai vẫn là điều đáng lo ngại.

Nếu chẳng may bị gai đâm, bạn hãy bình tĩnh gặp gai ra, rửa vết thương bằng sát trùng và băng bó lại. Hãy bình tĩnh không gắp, và phủi sạch những lông tơ gai xương rồng dính trên da nhé.

Xem thêm: https://sendakimcuong.net/nhung-dac-diem-cua-cay-xuong-rong/

Tác hại của cây xương rồng trong việc chế biến không cẩn thận

Cây xương rồng không chỉ là cây cảnh trang trí, dùng thuốc chữa bệnh. Mà xương rồng còn là một trong những nguyên liệu để tạo ra những món ăn tuyệt vời trong cuộc sống. Ngày nảy, xương rồng không chỉ xuất hiện ở các nước Châu Phi. Mà xương rồng cũng trở thành một món ăn phổ biến ở tỉnh Quảng Nam –  Việt Nam.

Những món chế biến từ xương rồng có thể kể đến như gỏi xương rồng, cảnh xương rồng, chè xương rồng, xương rồng xào tôm,…

Tuy nhiên, bạn cần phải đặc biệt lưu ý nếu sử dụng xương rồng làm món ăn. Vì nếu không xử lý đúng và sạch, xương rồng có thể gây ra tình trạng ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, tiêu chảy,…

Tác hại của cây xương rồng trong việc chế biến không cẩn thận
Tác hại của cây xương rồng trong việc chế biến không cẩn thận

Vì vậy, để tránh những tác hại trước khi chế biến cần được sơ chế. Xương rồng phải được làm sạch phần gai và lớp màng xanh ở phía bên ngoài. Sau đó thái mỏng, đem luộc sơ cho sạch nhớt. Quan sát, nếu thấy những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng thì là được. Những miếng xương rồng luộc được rồi, bạn vắt ráo nước, rồi dùng để chế biến thành những món ăn tùy sở thích. 

Xương rồng tuy là loại cây cảnh đẹp, nhưng xương rồng cũng có chất độc, nếu bạn không có kinh nghiệm trong chế biến xương rồng thì tuyệt đối không được thực hiện. Hãy tham khảo những người có kinh nghiệm, những người có chuyên môn. Điều này nhằm giúp bạn tránh được những nguy hiểm từ cây xương rồng gây ra.

Theo sendakimcuong.net đa số các loài xương rồng có giá trị làm dược liệu cực tốt, có giá trị thực phẩm tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, hãy thật cẩn thận trước tác hại của cây xương rồng. Bởi xương rồng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: https://sendakimcuong.net/cay-xuong-rong-tru-ta/

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*